19 January 2009

THẾ GIỚI NÓI GÌ VỀ TUYỂN VIỆT NAM?

  
Mourinho


Juande Ramos


Obama
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x375.


Lê Công Vinh


Wenger


Bush


Ferguson


Scolari


Berlusconi

 
 

18 January 2009

Cold rolled coil steel project from Sumitomo and CSC 1600 kta

có vẻ cái tên Sumitomo dù góp vốn ít nhưng đáng chú ý hơn nhìu

Dự án thép của CSC (Đài loan), Sumitomo Vietnam CR sẽ khởi công vào quý 1

Dự án thép cán nguội 1,6 triệu tấn 1 năm của CSC Đài Loan và Sumitomo Nhật bản sẽ khởi công vào quý 1 năm 2010 và hoàn thành vào năm 2012

Dự án đặt tại Mỹ Xuân, Đông nam TPHCM cách 60 Km trong đó khoảng 300.000 tấn sẽ nhúng kẽm nóng và 200.000 tấn sẽ phủ silic tĩnh điện

51% by CSC, 35% by SMI, 5% by trader Sumitomo Corp and 14% by others.




16 January 2009

Tại sao chim có thể làm rơi máy bay

  Chiếc Airbus 320 của Mỹ hôm nay lao xuống sông New York với nguyên nhân ban đầu được xác định là do đàn ngỗng trời đâm phải. Vậy làm thế nào những con chim trời yếu ớt có thể hạ gục một con chim sắt khổng lồ?
Chim dễ bị hút vào động cơ khi đâm trúng máy bay. Ảnh: abcnews.com.
Chim dễ bị hút vào động cơ khi đâm trúng máy bay. Ảnh: abcnews.com.

Máy bay bị chim đâm phải diễn ra hàng ngày trên khắp thế giới, nhưng không phải vụ nào cũng gây ra tai nạn. Kể từ năm 1988 đến nay có hơn 200 người chết trong các vụ tai nạn máy bay liên quan tới động vật, gây thiệt hại hơn 600 triệu USD mỗi năm. Riêng trong năm 2007 không quân Mỹ thống kê có hơn 5.000 vụ va chạm giữa máy bay và chim trên lãnh thổ nước này.

Nguy hiểm do chênh lệch tốc độ

Phần lớn vụ va chạm xảy ra khi máy bay gần mặt đất, thời điểm cất cánh hoặc hạ cánh. Va chạm giữa chim trời và chim sắt có thể biến thành tai nạn nghiêm trọng nếu các con chim lớn thuộc các loài như ngỗng trời, kền kền và mòng biển bị hút vào động cơ phản lực, làm gãy cánh quạt khiến động cơ ngừng hoạt động.

Vụ tai nạn tại New York sáng nay xảy ra ngay sau khi chiếc Airbus A320 của hãng US Airways cất cánh từ sân bay LaGuardia với 155 hành khách và phi hành đoàn. Các nguồn tin cho rằng máy bay đâm phải một đàn ngỗng trước khi hạ cạnh xuống mặt sông và điều thần kỳ xảy ra là không có ai thiệt mạng.

Về mặt lý thuyết các máy bay lớn có thể tiếp tục bay sau khi va chạm với chim nặng tối đa 2 kg. Tuy nhiên, có tới 36 loài chim tại Bắc Mỹ có trọng lượng trung bình lớn hơn thế, trong khi ngay cả những loài chim nhỏ như sáo đá cũng có thể làm hỏng động cơ cực mạnh của máy bay.

Chênh lệch tốc độ giữa máy bay và chim càng lớn thì tác động của vụ va chạm đối với máy bay càng đáng sợ. Trọng lượng của chim cũng là một yếu tố, nhưng khác biệt tốc độ có vai trò lớn hơn. Một đàn chim sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu chúng đâm vào máy bay nhiều lần.

Dale Oderman, một giáo sư giảng dạy bộ môn kỹ thuật hàng không tại Đại học Purdue (Mỹ) cho biết chim là mối nguy hiểm lớn đối với phi cơ, đặc biệt là trong lúc cất cánh. "Ngỗng trời và các loài chim lớn đáng sợ hơn chim nhỏ. Khi chim va phải máy bay, chúng có thể bị hút vào động cơ và làm gãy cánh quạt. Chiếc cánh gãy bị hút sâu vào bên trong động cơ và làm hỏng các bộ phận khác", ông nói.

Giáo sư Dale nhận định rằng, trong trường hợp của vụ tai nạn trên sông Hudson, New York sáng nay chim đã làm hỏng cả hai động cơ của chiếc Airbus A320.

Để đối phó với nguy hiểm rình rập từ động vật, các phi trường áp dụng nhiều biện pháp giảm thiểu nguy cơ va chạm giữa máy bay và chim. Chẳng hạn, người ta không trồng nhiều cây gần sân bay vì chim có thể làm tổ hoặc nghỉ ngơi trên cây. Tuy nhiên, do phi trường La Guardia New York nằm gần sông Hudson nên có rất nhiều chim bay quanh sân bay.

NASA cũng sợ chim trời

Trong lần phóng tàu vũ trụ Discovery của Cơ quan không gian Mỹ (NASA) vào tháng 7/2005, người ta nhìn thấy một con kền kền bay quanh bệ phóng. Với trọng lượng trung bình 1,4 đến 2,2 kg, chim kền kền có thể gây ra thảm họa nếu nó đâm vào mũi hoặc cánh của tàu con thoi trong giai đoạn cất cánh.

NASA đề ra nhiều quy định an toàn từ năm 2005 để giảm thiểu nguy cơ va chạm với chim trong những lần phóng tàu vũ trụ. Họ không muốn chim đâm vào thùng nhiên liệu của tàu trong khi cất cánh và hạ cánh, bởi sự va chạm có thể làm hỏng bộ phận cách nhiệt. Do đó trong lúc hạ cánh, NASA dùng thiết bị tạo âm thanh để xua đuổi chim khỏi đường băng.

12 January 2009

NGÀNH CÔNG NGHIỆP THÉP VIỆT NAM SAU 2 NĂM GIA NHẬP WTO

1. Ngành công nghiệp thép thế giới
Gang thép giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của nền văn minh nhân loại trong nhiều thiên niên kỷ qua do chúng được sử dụng rất rộng rãi trong các ngành chế tạo máy, xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp, năng lượng, sản xuất hàng gia dụng, y tế, an ninh quốc phòng ... Cùng với than và giấy, thép là vật liệu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp. Ngày nay, mặc dù nhiều loại vật liệu đã được nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng như chất dẻo, thuỷ tinh, ceramic ... nhưng sắt thép vẫn giữ được vai trò trọng yếu trong thời gian dài nữa. Chính vì vậy mà sản lượng thép trên thế giới đã tăng trưởng rất nhanh chóng, đặc biệt là từ nửa sau của thế kỷ 20 trở lại đây. Năm 2007 sản lượng thép của thế giới đã đạt 1.344 triệu tấn. Sản lượng quặng sắt, gang, sát xốp và thép của thế giới từ năm 2000 đến nay được thống kê trong bảng 1.
                Bảng 1 : Sản lượng quặng sắt, gang, sắt xốp và thép 2000-2007
                                                                                                       Đơn vị tính : Triệu t ấn

2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
QuặngFe
959
932
986
1.074
1.184
1.316
1.791
1.937
Gang
576
578
611
670
724
785
876
948
Sắt xốp
42,9
39,2
44,2
47,8
54,1
56,7
59,5
64,9
Thép
848
850
904
970
1.069
1.147
1.251
1.344
Nguồn : Steel statistcs year book 2008                      
Hiện nay, trên thế giới, thép được sản xuất bằng hai công nghệ chính :
-          Công nghệ lò cao – lò chuyển thổi ôxy – đúc liên tục
-          Công nghệ lò điện hồ quang – đúc liên tục
Ngoài hai công nghệ chính nêu trên còn có hai công nghệ mới phát triển là :
-          Hoàn nguyên nấu chảy – lò chuyển thổi ôxy – đúc liên tục và
-          Hoàn nguyên trực tiếp – lò điện hồ quang – đúc liên tục.
Tuy nhiên, hai công nghệ mới này mới triển khai ở một số nước giầu tài nguyên khí thiên nhiên như Ấn Độ, Iran, Venezuela ... Sản lượng của hai công nghệ này còn rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 5% tổng sản lượng thép của thế giới (năm 2007 tổng sản lượng sắt hoàn nguyên nấu chảy và hoàn nguyên trực tiếp đạt 64,9 triệu tấn so với 947,8 triệu tấn gang và 478,9 triệu tấn sắt thép vụn) .

2. Quá trình hình thành phát triển ngành thép Việt Nam
Ngành công nghiệp thép Việt Nam được bắt đầu từ năm 1959 bằng việc xây dựng Khu gang thép Thái Nguyên, ngày nay là Công ty gang thép Thái Nguyên, do Trung Quốc giúp đỡ với công suất thiết kế 100.000 tấn/năm. Tiếp đó, nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng cũng được khởi công xây dựng vào năm 1972 với sự giúp đỡ của CHDC Đức có công suất thiết kế 50.000 tấn/năm. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, chúng ta tiếp quản các cơ sở luyện kim mini của chế độ cũ để lại và thành lập Công ty Thép Miền Nam với công suất khoảng 80.000 tấn/năm. Từ năm 1994, một loạt các nhà máy liên doanh với nước ngoài được xây dựng và đi vào sản xuất như Công ty liên doanh Natsteelvina (liên doanh với Singapore), VietNam-Posco Steel Co. - VPS (liên doanh với Hàn Quốc), Công ty ống thép Việt Nam Vinapipe (liên doanh với Hàn Quốc), Vinausteel (liên doanh với Australia), Vinakyoei (liên doanh với Nhật Bản), Công ty Thép Tây Đô (liên doanh với Đài Loan), Posvina (liên doanh với Hàn Quốc), Nipovina (liên doanh với Nhật Bản), Công ty Tôn Phương Nam (liên doanh với Malaysia), Vingal (liên doanh với Australia)… Và sau đó nhiều nhà máy của các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh ra đời. Đó là các Công ty Thép Hoà Phát, Công ty Thép Việt- Ý, Công ty Thép Pomihoa, Công ty Thép Pomina (Thép Việt), Công ty Thép              Sunsteel, Công ty Thép Vinakansai, Công ty TNHH Thép Nam Đô, Công ty Cổ phần Thép Hải Phòng, Công ty Thép Vinafco… Gần đây, nhiều nhà máy luyện kim đã được xây dựng    như nhà máy thép Phú Mỹ, nhà máy cán nguội Phú Mỹ, nhà máy thép Vạn Lợi,   nhà máy thép Đình Vũ, nhà máy thép Lương Tài và nhiều nhà máy đang khởi công xây dựng như Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty liên doanh khoáng sản-luyện kim Việt Trung, nhà máy sản xuất phôi thép Việt- Ý, nhà máy sản xuất phôi thép Pomina, nhà máy sản xuất phôi thép Hưng Thịnh Phát và một số nhà máy gang của các công ty Cửu Long, Vạn Lợi (ở Hải Phòng, Hà Tĩnh, Bắc Cạn), Đình Vũ … Đến nay, ngành công nghiệp thép Việt Nam đã có thể đáp ứng được về cơ bản thép tròn dài, thép hình nhỏ, thép ống hàn và bắt đầu sản xuất thép tấm cán nguội. Năm 2007 chúng ta đã sản xuất được khoảng 260.000 tấn gang, 1.800.000 tấn phôi thép và 5.112.000 tấn thép bao gồm thép thanh, thép dây, thép hình nhỏ, thép tấm lá cán nguội, thép ống hàn và thép tấm mạ các loại, đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu thép của đất nước (năm 2007 cả nước tiêu thụ khoảng 10.400.000 tấn thép các loại). Sau đây là tình hình cụ thể của các khâu trong ngành công nghiệp thép nước ta.

2.1  Sản xuất gang
Sản xuất gang là khâu đầu tiên trong chu trình sản xuất thép. Đây là khâu yếu nhất trong ngành thép nước ta. Cơ sở sản xuất gang đầu tiên và  lớn nhất nước ta là nhà máy luyện gang Lưu Xá thuộc Công ty Gang-Thép Thái Nguyên (Tổng Công ty Thép Việt Nam). Nhà máy này do Trung Quốc giúp ta xây dựng bao gồm 2 máy thiêu kết 18 m2 và 3 lò cao 100 m3 với công suất thiết kế khoảng 150.000 tấn/năm và bắt đầu hoạt động từ năm 1963. Nguyên liệu chính của nhà máy là quặng sắt được khai thác từ mỏ sắt Trại Cau (Thái Nguyên). Gần đây có thêm quặng sắt từ mỏ sắt Phúc Ninh (Tuyên Quang) và Ngườm Tráng (Cao Bằng). Than cốc được luyện trong nhà máy cốc của Công ty từ than mỡ Làng Cẩm và Phấn mễ. Sau nhiều năm sản xuất, máy móc thiết bị xuống cấp nặng nên năm 2001 nhà máy được cải tạo mở rộng. Hiện tại nhà máy có máy thiêu kết 27 m2 và 2 lò cao 100 m3 và 120 m3 . Sản lượng gang của nhà máy trong những năm gần đây được nêu trong bảng 2.      

                        Bảng 2 : Sản lượng gang của Công ty Gang Thép Thái Nguyên
                                                                                                                  Đơn vị tính : Tấn
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Sản lượng
197.454
185.686
201.260
210.762
169.867
Nguồn : Công ty Gang Thép Thái Nguyên
Trong những năm gần đây đã có một số cơ sở xây dựng các lò cao nhỏ, cụ thể như sau :
- Công ty Khoáng sản và luyện kim Cao Bằng có 01 lò cao 22 m3 sử dụng quặng sắt từ mỏ Nà Lũng (Cao Bằng) và than cốc nhập khẩu từ Trung Quốc. Sản lượng gang chỉ đạt 15.000 tấn/năm.
- Công ty Cổ phần 30/4 (Cao Bằng) đã xây dựng 01 lò cao 50 m3 nhưng vẫn chưa hoạt động thường xuyên.
- Công ty Kim khí Gia Sàng xây dựng 01 lò cao 22 m3, nếu chạy ổn định thì có thể đạt sản lượng 15.000 tấn/năm.
- Công ty Gang Bắc Cạn (Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp) có 01 lò cao 25 m3 nhưng chưa hoạt động thường xuyên do thiếu quặng sắt.
Như vậy, với các cơ sở sản xuất gang nêu trên, hiện nay chúng mới chỉ đạt sản lượng xấp xỉ 300.000 t ấn/năm, chưa đáp ứng được nhu cầu của khâu luyện thép.
Hiện trạng công nghệ của khâu sản xuất gang của nước ta được đánh gía thông qua các thông số kinh tế-kỹ thuật nêu trong bảng 3.
                           Bảng 3 : Các chỉ tiêu KT-KT của ngành sản xuất gang

TT
Các chỉ tiêu KT-KT
Việt Nam
Thế giới
1
Thể tích lò, m3
22 – 120
1.000 – 5.500
2
Năng suất, T/m3.ngày
1,8 – 2,7
2,0 – 3,0
3
Sản lượng, T/ngày
50 – 325
2.000 – 12.000
4
Tiêu hao than cốc, kg/T
828 – 1.100
400 - 550
5
Tiêu hao quặng sắt, kg/T
1.750 – 1.950
1.650 – 1.750
6
Tỷ lệ quặng thiêu kết, %
0 – 55
80 - 100
7
Nhiệt độ gió nóng, ˚C
700 – 800
1.100 – 1.300
8
Làm giầu ôxy, %
0 – 2
2 – 4
9
Tỷ lệ xỉ, kg/T
320 – 360
230 - 290

Từ các số liệu trên đây ta thấy các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật ( Tỷ lệ tiêu hao quặng sắt, tiêu hao năng lượng, năng suất thiết bị …) của nhà máy luyện gang thuộc Công ty gang thép Thái Nguyên còn ở mức độ lạc hậu so với thế giới. Đối với các lò cao cực nhỏ khác, tình hình còn tồi tệ hơn nhiều. Trình độ công nghệ của ngành gang nước ta chỉ tương đương những năm 1960 của thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là :
-          Quy mô của các lò cao quá nhỏ;
-          Khâu chuẩn bị liệu chưa tốt (tỷ lệ quặng thiêu kết mới chỉ đạt 53% ở Công ty gang thép Thái Nguyên, cón các lò cao khác chỉ dùng quặng cục);
-          Nhiệt độ gió thấp;
-          Chưa làm giầu ô xy cho gió để cường hoá quá trình luyện gang;
-          Chưa áp dụng công nghệ phun than cám để giảm suất tiêu hao than cốc;
-          Vấn đề điều khiển các quá trình công nghệ bằng các hệ thống điều khiển tự động còn rất hạn chế.
Trong thời gian tới, nhiều dự án về sản xuất gang sẽ được xây dựng sẽ đem lại sức sống mới cho lĩnh vực quan trọng này. Đó là các dự án :
    -   Cải tạo mở rộng Công ty gang thép Thái Nguyên : 01 lò cao 500 m3 với sản lượng 500.000 tấn/năm;
    -   Công ty LD Khoáng sản-Thép Việt Trung (Lào Cai) : 02 lò cao 300 m3 với sản lượng 500.000 tấn/năm;
     -   Nhà máy luyện kim Cửu Long – Vinashin (Yên Bái): 02 lò cao 180 m3
     -  Công ty Cổ phần Thép  Vạn Lợi (Hải Phòng) : 02 lò cao 220 m3 với sản lượng 500.000 tấn/năm;
     -   Công ty Cổ phần gang thép Hà Tĩnh (liên doanh giữa Công ty Thép Vạn Lợi và Công ty Thương mại và Khoáng sản Hà Tĩnh) : 02 lò cao 220 m3;
     -   Nhà máy Thép Vạn Lợi ở Bắc Cạn : 02 lò cao 220 m3;
     -   Công ty Cổ phần Thép Đình Vũ (Hải Phòng) : 01 lò cao 230 m3.
Như vậy, nếu các dự án đi vào hoạt động đúng kế hoạch thì trong một vài năm tới sản lượng gang nước ta sẽ được nâng lên trên dưới 3.000.000 tấn/năm. Nguyên liệu quặng sắt được cung cấp một phần từ các mỏ sắt trong nước như mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh), mỏ Quý Sa (Lào Cai) và một số mỏ nhỏ ở các địa phương. Ngoài ra cũng phải nhập khẩu thêm quặng từ nước ngoài. Toàn bộ nhu cầu than cốc sẽ phải nhập khẩu.
Ngoài công nghệ lò cao, gần đây một số cơ sở tư nhân đang xây dựng nhà máy sản xuất sắt hoàn nguyên ở Hải Dương, Cao Bằng, Hải Phòng ...

2.2 Sản xuất phôi thép
Ngành sản xuất phôi thép của chúng ta bắt đầu bằng 2 lò mactanh 50 tấn/mẻ tại Công ty gang thép Thái Nguyên và 2 lò BOF 5 tấn/mẻ tại nhà máy Luyện cán thép Gia Sàng. Sau một số  năm vận hành, Công ty đã chuyển sang lò điện hồ quang. Hiện tại, ngành thép  đang sử dụng 100% công nghệ lò điện hồ quang. Điều này xuất phát từ điều kiện thiếu gang lỏng của nước ta. Như đã nêu ở phần trên, cơ sở sản xuất gang lớn nhất nước ta là Công ty gang thép Thái Nguyên cũng chỉ sản xuất được khoảng 200.000 tấn/năm. Vì vậy, việc áp dụng công nghệ luyện thép lò điện trong thời gian qua  là phù hợp với bước đi ban đầu của ngành công nghiệp thép nước ta. Các cơ sở sản xuất thép thô của nước ta được thống kê trong bảng 4.
                      
                              Bảng 4 : Các cơ sở sản xuất thép phôi
TT
Nhà máy
Dung lượng lò
(tấn/ mẻ)
Công suất thiết kế (103 tấn/ năm)
I
Tổng Công ty Thép Việt Nam

1.100
01
Thép Lưu Xá
30
225
02
Thép Gia Sàng
9 x 4
75
03
Cơ khí Gang Thép
12
30
04
Thép Đà Nẵng
15
60
05
Thép Biên Hoà
20
90
06
Thép Thủ Đức
12
60
07
Thép Nhà Bè
12
60
08
Thép Phú Mỹ
70
500
II
Các đơn vị ngoài VNSteel

1.100
01
Cty Thép Hoà Phát
20 x 2
200
02
Cty Cp Kim khí Hưng Yên
20 x 2
200
03
Cty Thép Vạn Lợi
30
200
04
Cty Cp Thép Đình Vũ
20 x 2
200
05
Các cơ sở khác

300

Tổng cộng

2.200
Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam
       Từ các số liệu ở bảng trên ta thấy các lò điện sản xuất thép của ta đều rất nhỏ trừ nhà máy thép Phú Mỹ được trang bị lò điện hồ quang kiểu DANARC 70 tấn/mẻ mới được đưa vào vận hành. Các lò điện này đã áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật như phun ô xy và than vào tạo xỉ bọt, dùng biến thế siêu cao công suất, sử dụng các loại vật liệu chịu lửa siêu bền, ra thép đáy lệch tâm … Sản lượng phôi thép năm 2007 đạt khoảng 1.800.000 tấn, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu phôi của cả nước. Từ năm 1992 trở lại đây, ngành thép Việt Nam đã được trang bị một loạt lò thùng tinh luyện và máy đúc liên tục đã làm cho chất lượng và năng suất thép thỏi được cải thiện rõ rệt. Đặc tính của các máy đúc liên tục của ngành thép Việt Nam được nêu trong bảng 5.

                  Bản 5 : Đặc tính kỹ thuật của các máy đúc liên tục
TT
Nhà máy
Số dòng
Kích thước phôi
 01
Nhà máy thép Lưu Xá
4
80 x 80 ÷ 130 x 130
 02
Nhà máy thép Biên Hoà
2
100 x 100 ÷ 110 x 110
 03
Nhà máy thép Nhà Bè
2
100 x 100 ÷ 110 x 110
 04
Nhà máy thép Thủ Đức
2
100 x 100 ÷ 110 x 110
 05
Nhà máy thép Hoà Phát
2
120 x 120 ÷ 130 x 130
 06
Nhà máy thép Đình Vũ
2
120 x 120 ÷ 130 x 130
 07
Nhà máy thép Lương Tài
2
120 x 120 ÷ 130 x 130
 08
Nhà máy thép Vạn Lợi
3
120 x 120 ÷ 130 x 130
Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam

Sản lượng phôi thép của nước ta trong những năm gần đây được thống kê trong bảng 6.
                    Bảng 6:  Sản lượng phôi thép giai đoạn 2003-2007
                                                                                                            Đơn vị tính : Tấn
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Sản lượng
900.000
1.000.000
1.100.000
1.350.000
1.800.000
     Nguồn : Hiệp hội Thép Việt Nam
So sánh các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của các nhà máy luyện thép nước ta với các nước trên thế giới được nêu trong bảng 7.
                   Bảng 7 : Các chỉ tiêu KT-KT luyện thép của nước ta và thế giới

TT
Chỉ tiêu KT-KT
Việt Nam
Thế giới
1
Dung tích lò, T/mẻ
9 – 70
50 - 300
2
Thời gian luyện, phút/mẻ
80 – 180
50 - 70
3
Tiêu hao điện năng, kWh/T
420 – 850
320 - 500
4
Tiêu hao điện cực, kg/T
2,9 – 6,5
2,2 – 3,0
5
Tiêu hao thép vụn, kg/T
1.135 – 1.200
1.100 – 1.130
6
Tỷ lệ đúc liên tục, %
80
92
7
Tỷ lệ thép hợp kim, %
0
10 - 30

Nhận định chung về trình độ công nghệ của ngành luyện thép Việt Nam là :
-          Quy mô lò rất nhỏ bé ;
-          Tiêu hao về nguyên liệu, năng lượng và vật liệu còn cao ;
-          Thời gian luyện một mẻ còn dài ;
-          Bước đầu đã áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật như phun than và ô xy tạo xỉ bọt, ra thép đáy lệch tâm, dùng biến thế siêu cao công suất, dùng lò thế hệ mới kiểu DANARC, tinh luyện ngoài lò, đúc phôi liên tục...
Trong thời gian tới, ngành thép sẽ có những lò chuyển thổi ô xy 25 T, 50 T và đặc biệt khi xây dựng các nhà máy luyện kim liên hợp sẽ có lò chuyển thổi ô xy 200 T. Lúc đó, trình độ công nghệ ngành luyện thép sẽ đươc năng lên một tầm cao mới, đáp ứng được nhu cầu của công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập kinh tế.
Hiện nay, một số nhà máy luyện thép đang được xây dựng :
- Công ty Gang Thép Thái Nguyên : 01 lò BOF 50 tấn/mẻ
- Công ty Luyện kim-Khoáng sản Việt-Trung (Lào Cai) : 2 lò BOF 30 tấn/mẻ
- Công ty Cổ phần Thép Sông Đà : 01 lò EAF Consteel 60 tấn/mẻ
- Công ty TNHH Thái Hưng (Hải Dương) : 02 lò EAF 20 tấn/mẻ
- Công ty CP Thép Hưng Thịnh Phát (Phú Thọ) : 01 lò EAF Consteel 70 tấn/mẻ
- Công ty CP Thép Việt (Bà Rịa-Vũng Tầu) : 01 lò EAF Consteel 40 tấn/mẻ
- Công ty CP thép Hà Tĩnh : 01 lò BOF 40 tấn/mẻ
Trong những năm tới, nước ta có thể sản xuất được khoảng 4.500.000 tấn phôi thép/năm. Nguồn nguyên liệu chủ yếu là thép phế nhập khẩu và gang sản xuất trong nước.

 2.3 Sản xuất cán
Ngành sản xuất cán thép của nước ta bắt đầu là nhà máy cán thép Gia Sàng do CHDC Đức cũ giúp với công suất thiết kế 50.000 tấn/năm, nhà máy cán thép Lưu Xá do Trung Quốc giúp xây dựng với công suất thiết kế 100.000 tấn/năm và các nhà máy cán thép ở Miền Nam như Biên Hoà, Thủ Đức, Nhà Bè và Tân Thuận với công suất thiết kế khoảng 80.000 t ấn/năm. Cán thép là khâu đem lại lợi nhuận nhanh nhất trong ngành công nghiệp thép. Vì vậy, ngành cán thép Việt Nam sau năm 1990 đã phát triển với tốc độ cao so với các ngành sản xuất gang và thép. Các cơ sở sản xuất cán chính ở nước ta được trình bầy trong bảng 8.
                         
                         Bảng 8 : Các dây chuyền cán thép
TT
Nhà máy
Công nghệ
Công suất thiết kế
(103 tấn/ năm)
01
Cán Lưu Xá
Bán LT
250
02
Cán mới Lưu Xá
Liên tục
300
03
Cán Gia Sàng
Bán LT
100
04
Cán Biên Hoà
Bán LT
130
05
Cán Nhà Bè
Bán LT
190
06
Cán Thủ Đức
Bán LT
160
07
Cán Tân Thuận
Bán LT
30
08
Cán Phú Mỹ
Liên tục
400
09
Cán nguội tấm lá Phú Mỹ
Liên tục
400
10
Cán Đà Nẵng
Bán LT
40
11
Cán Miền Trung
Cán thủ công
20

Tổng Công ty thép Việt Nam

1.500
12
Vinakyoei
Liên tục
300
13
Cty LD thép Việt Hàn
Liên tục
220
14
Vinaausteel
Bán LT
180
15
Nasteelvina
Bán LT
120
16
Cty thép Tây Đô
Bán LT
120

Cộng các LD với VNSteel

940
17
Cty Sunsteel
Liên tục
300
18
Cty SSE
Liên tục
200

Cộng các Công ty 100% vốn NN

500
19
Cty TNHH Nam Đô
Bán LT
120
20
Cty CP thép Hải Phòng
Bán LT
160
21
Cty thép Hoà Phát
Liên tục
250
22
Cty Thép Việt Ý
Liên tục
250
23
Cty Thép Ninh Bình
Liên tục
300
24
Cty POMINA (Thép Việt)
Liên tục
250
25
VINAKANSAI
Liên tục
300

Cộng các Công ty ngoài VNSteel

1.630
26
Các doanh nghiệp nhỏ
Thủ công
700
27
Các cơ sở cán ống
Bán LT
500
28
Các cơ sở tấm mạ
Bán LT
700

Tổng cộng

6.470
Nguồn : Hiệp hội Thép Việt Nam 
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các nhà máy thép của nước ta và thế giới được nêu trong bảng 9.
                        Bảng 9 : Các chỉ tiêu KT-KT của các nhà máy cán thép

TT
Chỉ tiêu kt-kt
Việt Nam
Thế giới
1
Sản lượng, 1.000 T/n
5 – 400
200 – 6.000
2
Tốc độ cán, m/s
-          Thép cây
-          Thép dây

4,5 – 12
10 – 27

15 – 25
60 - 120
3
Tiêu hao dầu FO, kg/T
29 – 6-
20 - 27
4
Tiêu hao phôi thép, kg/T
1.050 – 1.150
1.030 – 1.060
5
Tiêu hao trục cán, kg/T
0,5 – 3,0
0,2 – 0,5

 Trình độ công nghệ của ngành cán thép nước ta có thể chia làm 3 nhóm :
-          Các nhà máy hiện đại : Bao gồm các nhà máy liên doanh Vinakyoei, Thép Việt-Hàn VPS, các nhà máy mới được xây dựng như Hoà Phát, Việt-Ý, Pomihoa, Pomina, Thép Phú Mỹ, Thép tấm lá Phú Mỹ, cán mới Lưu Xá … Đây là những nhà máy sử dụng công nghệ và thiết bị của Italia, Nhật Bản. Các nhà máy này có công suất 250.000 – 400.000 tấn/năm.
-          Các nhà máy trung bình : Đó là các nhà máy cũ của Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty Thép Miền Nam, Công ty Thép Đà Nẵng, các liên doanh Vinausteel, Natsteelvina, Tây Đô, các công ty cổ phần thép Hải Phòng, Thái Nguyên, Nam Đô … Các nhà máy này sử dụng thiết bị của Trung Quốc, Đài Loan …và có công suất 120.000 – 200.000 tấn/năm.
-          Các nhà máy lạc hậu : Đây là những nhà máy cán quy mô rất nhỏ, sử dụng thiết bị tự chế tạo trong nước. Công suất của các nhà máy này thường là 5.000 – 20.000 tấn/năm. Chất lượng sản phẩm thấp, tiêu hao vật tư và năng lượng cao và đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến môi trường.
       Trong tương lai, các nhà máy cán tấm nóng, cán tấm nguội công suất lớn từ 2.000.000 đến 3.000.000 tấn/năm và đặc biệt các nhà máy cán của nhà máy luyện kim liên hợp được xây dựng sẽ cải thiện trình độ công nghệ của ngành sản xuất cán nước ta. Tình hình sản xuất thép xây dựng năm 2007 được thống kê trong bảng 10.
                           Bảng 10 : Sản lượng thép xây dựng năm 2007
                                                                                                     Đơn vị tính : Tấn
TT
Tên doanh nghiệp
Sản lượng
Ghi chú
1
TCy Thép VN (VNSteel)
1.115.768


Cty Gang Thép Thái Nguyên
459.832


Cty Thép Miền Nam
644.482


Cty Thép Đà Nẵng
-


Cty Kim khí Miền Trung
11.454

2
Các LD với VNSteel
787.319


Vinakyoei
339.837


Vina-Posco (VPS)
167.908


Vinausteel
140.263


Natsteelvina
105.506


Tây Đô Steel
33.805

3
Các DN ngoài VNSteel
1.325.050


SSE
152.001


Nam Đô
54.817


Việt Nhật (HPS)
87.700


Hoà Phát
229.785


Sun Steel
-


Pomina
566.088


Việt-Ý
131.675


Cty CP Thép Thái Nguyên
25.926


Vinafco
20.328


Kansai-Vinashin
56.730

4
Các doanh nghiệp khác
500.000


Tổng cộng
3.728.137

               Nguồn : Hiệp hội Thép Việt Nam

Ngoài thép xây dựng (thép tròn cây và cuộn, thép hình nhó), những năm gần đây ngành thép Việt Nam đã bắt đầu sản xuất thép tấm lá cán nguội. Hiện tại chúng ta có 2 nhà máy cán tấm lá nguội là Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ (Tổng Công ty Thép Việt Nam) và Công ty Cổ phần Tôn Hoa Sen. Sản lượng thép tấm lá cán nguội năm 2007 được nêu trong bảng 11.
                       

                                Bảng 11 : Sản lượng thép tấm lá cán nguội năm 2007
                                                                                                       Đơn vị tính : Tấn
TT
Tên doanh nghiệp
        Sản lượng
Ghi chú
1
Cty Thép tấm lá Phú Mỹ
331.720

2
Cty CP Tôn Hoa Sen
77.500


Tổng cộng
409.220

                  Nguồn : Hiệp hội Thép Việt Nam

2.4 Gia công các sản phẩm sau cán
Sản xuất ống thép
Sản xuất thép ống ở mức độ công nghiệp đầu tiên là Liên doanh Vinapipe giữa Tổng Công ty Thép Việt Nam với Tập đoàn POSCO (Hàn Quốc) có công suất thiết kế ban đầu là 30.000 tấn /năm bắt đầu hoạt động năm 1994. Sau đó cơ sở này đã mở rộng đưa công suất lên 40.000 tấn/năm. Do nhu cầu về ống thép các loại tăng nhanh nên trong những năm gần đây đã có nhiều cơ sở tham gia sản xuất mặt hàng này ( bảng 12 ).
                                               Bảng 12 : Sản lượng thép ống năm 2007
                                                                                                   Đơn vị tính : Tấn
TT
Tên doanh nghiệp
Sản lượng 2007
Ghi chú
1
Vinapipe
28.547

2
Vingal
742

3
Hanitsco
9.270

4
Công ty 190
47.889

5
Nhật Quang
16.330

6
Hoà Phát
82.600

7
Sài Gòn
33.692

8
Sunsteel
23.374

9
Việt Đức
36.400

10
Đoàn Kết
6.755

11
Quang Minh
8.250

12
Tràng An
3.515

13
Minh Ngọc
18.200

14
Vinda Steel
25.046

15
Việt Thanh
1.965

16
Hữu Liên Á châu
36.026


Tổng cộng
378.601

                          Nguồn : Hiệp hội Thép Việt Nam
Tôn mạ kẽm và mạ mầu
Do nhu cầu lợp nhà và bao che, nhất là ở các tỉnh phía Nam, một số cơ sở sản xuất tôn mạ kẽm và tôn mạ mầu đẫ được thành lập như POSVINA (Liên doanh giữa Công ty Thép Miền Nam với Tập đoàn thép POSCO-Hàn Quốc), NIPOVINA (Liên doanh giữa Công ty Thép Miền Nam với Nhật Bản), Tôn Phương Nam (Liên doanh giữa Công ty Thép Miền Nam với Malaysia). Hiện nay nước ta đã có nhiều nhà máy sản xuất tôn mạ kẽm và mạ mầu, cơ bản đáp ứng được cho nhu cầu của các ngành kinh tế và gia dụng. Danh sách các nhà máy sản xuất tôn mạ và sản lượng năm 2007 được thống kê trong bảng 13.
                                           Bảng 13 : Sản lượng tôn mạ năm 2007
                                                                                                     Đơn vị tính : Tấn
TT
Tên doanh nghiệp
        Sản lượng
Ghi chú
1
POSVINA
43.568

2
NIPOVINA
8.613

3
Hoa Sen
85.200

4
Tôn Phương Nam
138.390

5
Sun Steel
46.994

6
Tôn Việt-Pháp
32.347

7
Cty Sài Gòn
28.891

8
Tôn Phước Khanh
28.550

9
LILAMA
38.246

10
Perstima Việt Nam
87.858

11
Blue Scope Steel
62.693

12
Nam Kim
39.944


Tổng cộng
641.294

                       Nguồn : Hiệp hội Thép Việt Nam

3. Định hướng phát triển ngành thép đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025
Định hướng phát triển ngành thép phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của cả nước đã được các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X đề ra. Định hướng này  được thể hiện trong Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 345/2007/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2007 với các nội dung chính sau :
3.1  Quan điểm phát triển
-          Phát triển ngành Thép Việt Nam phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và ngành công nghiệp của cả nước, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương và lộ trình hội nhập của Việt Nam.
-          Xây dựng và phát triển ngành Thép Việt Nam thành một ngành công nghiệp quan trọng, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu sự mất cân đối giữa sản xuất gang, phôi thép với sản xuất thép thành phẩm, giữa sản phẩm thép dài với sản phẩm thép dẹt.
-          Xây dựng ngành Thép Việt Nam với công nghệ tiên tiến hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên của đất nước, đảm bảo hài hoà với bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn phát triển ngành Thép.
-          Coi trọng vag khuyến khích các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế trong nước liên kết, hợp tác với nước ngoài đầu tư xây dựng một số tổ hợp mỏ-luyện kim, nhà máy thép liên hợp và nhà máy cán các sản phẩm dẹt quy mô lớn.
3.2  Mục tiêu phát triển
       Mục tiêu phát triển tổng thể của ngành Thép Việt Nam là đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu.
-          Dự báo nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam đến năm 2025
       Cơ sở để dự báo nhu cầu thép thành phẩm của nước ta đến năm 2025 là các chỉ tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân được nêu trong bảng 14.

            Bảng 14 : Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong giai đoạn đến 2020

Thời kỳ
Tăng trưởng GDP (%)
Tăng trưởng công nghiệp (%)
Tăng trưởng SX thép (%)
Tăng trưởng tiêu thụ thép (%)
Tiêu thụ thép đầu người (kg/người)
2001-2005
7,5
14,08
14
10 – 11
78
2006-2010
7,5
10,38
10
10,60
123
2011-2015
7,0
8 – 9
9,0 – 9,5
9,0 – 9,5
170
2016-2020
6,5
7 – 8
8,5 – 9,0
8,0 – 8,9
240
   
Từ những chỉ tiêu chủ yếu của nền kinh tế ta có thể dự báo nhu cầu  thép của Việt Nam đến năm 2025 như trong bảng 15.
                Bảng 15 : Dự báo nhu cầu thép của Việt Nam đến năm 2025

Năm
Tổng nhu cầu thép
(1.000 tấn)
Trong đó
Thép dài (1.000 tấn)
Thép dẹt (1.000 tấn)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
2005
6.480
3.564
55
2.916
45
2010
10.000
5.000
50
5.000
50
2015
15.000
6.250
45
8.750
55
2020
20.000
8.000
40
12.000
60

Từ những số liệu dự báo về nhu cầu thép của nền kinh tế mà Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015, có xét đến năm 2025 đã đề ra mục tiêu sản lượng của các khâu trong ngành thép như trong bảng 16.
             Bảng 16 : Mục tiêu sản lượng của ngành thép giai đoạn 2007-2025
                                                                                                       Đơn vị tính : 1.000 tấn

2010
2015
2020
2025
Gang
1.500-1.900
5.000-5.800
8.000-9.000
10.000-12.000
Thép thô
3.500-4.500
6.000-8.000
9.000-11.000
12.000-15.000
Thép cán
(Thép dẹt)
6.300-6.500
(1.800-2.000)
11.000-12.000
(6.500-7.000)
15.000-18.000
(8.000-10.000)
19.000-22.000
(11.000-13.000)
Xuất khẩu
500-700
700-800
900-1.000
1.200-1.500

Để đảm bảo được các mục tiêu cơ bản nêu trên, trên cơ sở phân bổ nguồn nguyên liệu quặng sắt, vị trí địa lý và điều kiện cơ sở hạ tầng cũng như phân bố nhu cầu tiêu thụ thép, cần thực hiện đầu tư các dự án chủ yếu sau :
3.3 Giai đoạn 2007-2015
-          Liên hợp thép Hà Tĩnh : sử dụng quặng sắt Thạch Khê; công suất dự kiến 4,5 triệu tấn/năm, chia thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 khoảng 2-2,5 triệu tấn/năm. Hình thức đẩu tư dự kiến hợp tác đầu tư trong và ngoài nước. Thời gian đưa vào sản xuất giai đoạn 1 dự kiến 2011-2012;
-          Liên hợp thép Dung Quất (Quảng Ngãi) : công suất 5 triệu tấn/năm, chia làm 2 giai đoạn, sử dụng quặng sắt trong nước và nhập khẩu. Hình thức đầu tư – 100% vốn nước ngoaig. Thời gian đưa vào hoạt động giai đoạn 1 dự kiến 2011-2015;
-          Nhà máy thép cuộn cán nóng, cán nguội và mạ kẽm chất lượng cao với công suất 3 triệu tấn/năm, trong đó giai đoạn 1 đạt 0,7 triệu tấn/năm. Chủ đầu tư là Tập đoàn POSCO (Hàn Quốc), 100% vốn nước ngoài.
-          Nhà máy thép cuộn, thép lá cán nóng chất lượng cao, công suất 2 triệu tấn/năm. Hình thức đầu tư – liên doanh giữa Tập đoàn ESSA (Ấn Độ) và Tổng Công ty Thép Việt Nam. Dự kiến triển khai xây dựng nhà máy giai đoạn 2007-2009;
-          Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty Gang Thép Thái Nguyên : đầu tư đồng bộ các công đoạn mỏ, luyện kim (lò cao, lò thổi ôxy). Công suất khoảng 0,5 triệu tấn phôi thép/năm. Dự kiến đưa vào sản xuất  trong giai đoạn 2009-2010;
-          Liên hợp thép Lào Cai : Sử dụng quặng sắt Quý Sa, bao gồm luyện gang lò cao, luyện thép lò thổi ôxy với công suất 1 triệu tấn phôi thép/năm; dự kiến đưa vào sản xuất trong giai đoạn 2009-2010. Trong giai đoạn 2016-2025 nếu có thị trường sẽ đầu tư thêm dây chuyền cán thép hiện đại;
-          Phát triển các dự án sản xuất lò cao quy mô vừa và nhỏ tại Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Kắc Cạn và Yên Bái với tổng công suất khoảng 1 triệu tấn gang/năm; các nhà máy phôi dẹt của Công ty Thép Cửu Long, phôi vuông của Công ty Thép Việt và Công ty Thép Miền Nam (Tổng Công ty Thép Việt Nam) ...;
-          Hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động một số dự án cán sản phẩm thép dẹt quy mô nhỏ hơn : 2 nhà máy sản xuất thép tấm cán nóng của Tổng Công ty Công nghiệp Tầu thuỷ (VINASHIN) và Công ty Thép Cửu Long; các nhà máy sản xuất thép cuộn cán nguội của LILAMA, giai đoạn 2 của Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ (VNSteel), Công ty Hoa Sen, Formosa Steel, Sun Steel, Công ty Bạch Đằng ...
3.4 Giai đoạn 2016 – 2025
-          Dự án sản xuất thép lò điện từ sản phẩm hoàn nguyên trực tiếp (công nghệ MIDREX hay HYL sử dụng khí thiên nhiên) với công nghệ và thiết bị đạt trình độ tiên tiến trên thế giới. Quy mô khoảng 1,5 triệu tấn phôi thép dẹt (phương án 1) hoặc 1,5 triệu tấn thép tấm cán nóng (phương án 2) mỗi năm. Hình thức đầu tư : 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh; Địa điểm có thể ở Bà Rịa-Vũng Tầu hoặc Bình Thuận;
-           Một số dự án luyện cán thép tấm, thép hình lớn và thép ống không hàn với công nghệ tiên tiến, quy mô công suất khoảng 1 triệu tấn thép thành phẩm/năm phục vụ các ngành đóng tầu, dầu khí, cơ khí chế tạo thiết bị siêu trường siêu trọng. Hình thức đầu tư : 100% vốn nước ngoài hay liên doanh;
-          Dự án nhà máy thép đặc biệt quy mô công suất khoảng 0,3 – 0,5 triệu tấn/năm phục vụ ngành chế tạo máy và công nghiệp quốc phòng.

4. Ngành thép Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức
4.1 Ngành thép Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO
Sau 2 năm gia nhập WTO ngành thép nước ta đã có những bước phát triển đáng khích lệ :
- Nhu cầu tiêu thụ thép của nền kinh tế tăng đột biến, đạt 10,4 triệu tấn năm 2007, tăng 42,7% so với năm 2006. Suất tiêu thụ thép đã đạt 120 kg/người (vượt ngưỡng của một nền kinh tế cất cánh).
- Sản xuất phôi thép tăng trưởng nhanh. Năm 2007 nước ta đã sản xuất được 1.800.000 tấn thép phôi, đảm bảo được 40% nhu cầu (trước đây mới chỉ đáp ứng được 20 – 25% nhu cầu phôi thép).
- Đầu tư trong nước vào ngành thép tăng rất nhanh. Các dự án Mở rộng gang thép Thái Nguyên, liên doanh Việt-Trung, Thép Vạn Lợi, Đình Vũ, Lương Tài, Cửu Long ... đã được triển khai.
- Đầu tư nước ngoài cũng tăng đột biến. Đặc biệt đã có nhiều dự án FDI rất lớn trong lĩnh vực thép như Liên hợp gang thép VNSteel-Tata (Ấn Độ), Liên doanh Vinashin-Lion (Malaysia), Liên hợp gang thép Tycoon E. United (Đài Loan), Liên hợp gang thép Formosa-Sunsco (Đài Loan) ... với công suất 4,5 – 15 triệu tấn/năm.
4.2 Những cơ hội và thách thức
Cơ hội
-          Kinh tế trong nước phát triển dẫn đến nhu cầu thép tăng nhanh.
-          Đầu tư trong nước vào ngành thép tăng mạnh.
-          Đầu tư nước ngoài vào ngành thép cũng tăng nhanh.
Thách thức
-          Do thị trường mở cửa nên đòi hỏi sản phẩm thép phải có tính cạnh tranh cao.
-          Do phát triển nhanh nên các nguồn nguyên, nhiên liệu (quặng sắt và than cốc) trong nước không đáp ứng đủ, phần lớn phải nhập khẩu. Sự phụ thuộc vào bên ngoài về nguyên nhiên liệu chính đòi hỏi ngành thép nước ta phải có công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến mới có thể trụ vững và phát triển được.
-          Nhiều dự án lớn 100% vốn nước ngoài nếu được cấp phép và triển khai có thể làm nhu mờ vai trò của nước chủ nhà.
-          Sự phát triển nhanh của ngành thép có thể ảnh hưởng nhiều đến môi trường sinh thái của đất nước. Cần phải có khuôn khổ pháp lý và chế tài đủ mạnh để quản lý vấn đề quan trọng này.
-          Đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành thép trong thời gian tới cũng là vấn đề lớn phải quan tâm