28 October 2011

Boeings 787 Dreamliner completes commercial flight years delays


NUMBER-CRUNCHING THE 787

  • Seats: 210 to 250.
  • Range: 8,800 to 9,400 miles.
  • Wingspan: 197 feet.
  • Length: 186 feet.
  • Height: 56 feet.
  • Cruise speed: Mach 0.85, about 650 mph.
  • Cargo volume: 4,400 cubic feet.
  • Maximum takeoff weight: 502,500 pounds.
  • List price: $193.5 million (£120million), although airlines often negotiate discounts.
  • Planes ordered: 797.
  • Components: 50 per cent carbon fiber, 20 per cent aluminum, 15 per cent titanium, 10 per cent steel, 5 per cent other.
  • Engines: Rolls Royce or General Electric.












Siêu phẩm BlackBerry Porsche Design P’9981 : bão thực sự rồi đây ♥♥, giá dự kiến 2000 $US | tinhte.vn


Sau bao tin đồn, cuối cùng tối qua RIM cũng chính thức ra mắt chiếc smartphone BlackBerry mới nhất của mình là Porsche Design P’9981 mà chúng ta từng biết đến qua cái tên BlackBerry 9980. Đúng như tên gọi của nó, Porsche Design P’9981 thừa hưởng thiết kế của hãng Porsche Design danh tiếng và đây cũng là chiếc BlackBerry thuộc dòng xa xỉ của RIM. Máy có thiết kế rất nam tính với các đường nét mạnh mẽ, bàn phím QWERTY được chạm khắc khá độc đáo, mặt sau làm bằng da và lớp vỏ làm từ thép không rỉ. Máy được cài sẵn phần mềm Wikitude World Browser ứng dụng công nghệ Augmented Reality và thậm chí còn được gắn cho các mã PIN độc nhất vô nhị để khi xem qua thì người khác sẽ biết ngay là bạn đang cầm một chiếc Porsche Design P’9981.

Về cấu hình, Porsche Design P’9981 hoàn toàn giống với BlackBerry 9900. Tuy nhiên, P’9981 lại được trang bị giao diện độc quyền hoàn toàn mới của Porsche Design và trình duyệt web thế hệ mới với công nghệ Liquid Graphics™ nhằm nâng cao độ nhạy của màn hình cũng như tăng tốc độ lướt web nhanh hơn, mượt mà hơn.

RIM không cho biết giá cả chi tiết của chiếc điện thoại thuộc dòng xa xỉ này, thời gian bán cụ thể cũng chưa nói và chỉ cho biết máy sẽ có mặt tại các cửa hàng của Porsche Design vào cuối năm nay.

Cấu hình kỹ thuật của Porsche Design P’9981:

  • HĐH: BlackBerry® 7
  • CPU: MSM 8655 tốc độ 1.2GHz
  • Màn hình: TFT cảm ứng điện dung 2,8", độ phân giải 640x480 (287 dpi)
  • RAM: 768 MB
  • Bộ nhớ trong: 8GB
  • Thẻ nhớ: microSD tối đa 32 GB
  • Camera: 5 MP quay phim HD 720p, zoom KTS 4x, đèn Flash
  • Bàn phím QWERTY đầy đủ với 35 phím, trackpad cảm ứng quang
  • Kết nối: GPS, NFC, Wi-Fi n, cổng 3.5 mm, Bluetooth
  • Accelerometer, Magnetometer, Proximity
  • Kích thước: 115 x 67 x 11,3 mm
  • Nặng: 155 g














2 tiếng cuối đời của ốc sên


bài của Xiao Zhuang 
.

Câu chuyện thứ nhất 

Có 2 con ốc sên yêu nhau. Khi chia tay, chúng bỏ đi về 2 hướng khác nhau.



Con ốc sên thứ nhất đi về hướng Tây.

Con ốc sên thứ 2 đi về hướng Đông.

Con ốc sên thứ nhất đi mãi, đi mãi... Nó đi mà k hề dừng lại... Đi qua tất cả các con ốc sên mà nó gặp ở trên đường... Cho đến khi... nó k thể đi được nữa... Và nó đã chết bên 1 hòn đá nhỏ.

Con ốc sên thứ 2 bỏ đi, bỏ đi nhưng nó biết cách dừng lại, dừng lại để biết cách sống tiếp. Nó dừng lại để gặp 1 con ốc sên thứ 3, và nó sống tiếp bằng cách yêu con ốc sên đó.

Con ốc sên thứ nhất tượng trưng cho 1 tình yêu nguyên vẹn, sự thủy chung, sự hy sinh, quá hiếm hoi! Còn con ốc sên thứ 2 chỉ là thứ tình yêu quá đỗi tầm thường, nhan nhản trong cuộc sống.

Nhưng liệu trong chúng ta, có ai dám hay đủ can đảm yêu theo kiểu con ốc sên thứ nhất? Tôi dám chắc rằng, hầu hết mng đều từ chối yêu theo cái kiểu mà chúng ta vẫn gọi là thủy chung, hy sinh (Như đã nói ở trên), mà sẽ lựa chọn theo cách của con ốc sên thứ 2.



Câu chuyện thứ 2 

Có 2 con ốc sên yêu nhau. Khi chia tay, chúng bỏ đi về 2 hướng khác nhau.

Con ốc sên thứ nhất đi về hướng Tây.

Con ốc sên thứ 2 đi về hướng Đông.

Con ốc sên thứ nhất đi mãi, đi mãi... Nó đi mà k hề dừng lại... Đi qua tất cả các con ốc sên mà nó gặp ở trên đường... Cho đến khi... nó k thể đi được nữa... Và nó đã chết bên 1 hòn đá nhỏ.

Con ốc sên thứ 2 bỏ đi, bỏ đi nhưng nó biết cách dừng lại, dừng lại để biết cách sống tiếp. Nó dừng lại để gặp 1 con ốc sên thứ 3, và nó sống tiếp bằng cách yêu con ốc sên đó.

Cho đến 1 ngày... Con ốc sên thứ 2 nhận ra rằng... Người nó thực sự yêu chính là con ốc sên thứ nhất!

Nó vội vàng bỏ đi... Đi về hướng Tây... Nó đi mãi... Đi mãi... Đi lâu lắm ý...

Rồi nó cũng tìm thấy xác con ốc sên thứ nhất bên cạnh 1 hòn đá nhỏ. Nó đã bỏ cả cuộc đời còn lại của mình để đi tìm tình yêu đích thực. Bây giờ thì nó đã tìm thấy, và cũng là lúc nó đã già lắm lắm...

Bất kỳ ai đi qua cũng có thể nhìn thấy 1 con ốc sên mỉm cười hạnh phúc nằm chết bên xác 1 con ốc sên đã chết từ rất lâu rồi...

Thế đấy! Hạnh phúc k chỉ là biết từ bỏ, mà còn là biết tìm lại, hạnh phúc hok chỉ là biết ra đi, mà còn là biết dừng lại. Con ốc sên thứ 2 thật dũng cảm khi nó dám từ bỏ lần thứ 2, và nó còn dũng cảm hơn, khi dám đi tìm lại tình yêu của mình. Nhưng trong tình yêu, sự nuối tiếc hay ân hận thì thường kết thúc hok có hậu. Tất cả chỉ là sự muộn màng, đáng tiếc!

 

Câu chuyện thứ 3

Có 2 con ốc sên yêu nhau. Khi chia tay, chúng bỏ đi về 2 hướng khác nhau.

Con ốc sên thứ nhất đi về hướng Tây.

Con ốc sên thứ 2 đi về hướng Đông.

Con ốc sên thứ 2 bỏ đi, bỏ đi nhưng nó biết cách dừng lại, dừng lại để biết cách sống tiếp. Nó dừng lại để gặp 1 con ốc sên thứ 3, và nó sống tiếp bằng cách yêu con ốc sên đó.

Con ốc sên thứ nhất bỏ đi nhưng cũng biết cách dừng lại, dừng lại để biết cách sống tiếp. Nhưng nó dừng lại k phải để gặp 1 con ốc sên thứ 3, và nó sống tiếp hok phải bằng cách yêu 1 con ốc sên khác, chỉ đơn giản là ăn lá cây và uống những giọt sương mà thôi!

Cho đến 1 ngày... Con ốc sên thứ 2 nhận ra rằng... Người nó thực sự yêu chính là con ốc sên thứ nhất!

Nó vội vàng bỏ đi... Đi về hướng Tây... Nó đi mãi... Đi mãi... Đi lâu lắm ý...

Rồi nó cũng tìm thấy con ốc sên thứ nhất đang hom hem ăn lá non bên 1 hòn đá nhỏ. Trông con ốc sên thứ 2 bây giờ cũng lọm khọm lắm rồi. Chúng cười với nhau bằng cái miệng móm mém. Dành cả cuộc đời còn lại để tìm thấy tình yêu đích thực, giờ thì chúng chỉ còn 2 tiếng để có thể ở bên nhau trước khi kết thúc vòng đời của ốc sên. Chúng đã rất hạnh phúc! Thực sự hạnh phúc!

 ‎______♥_¤♥...♥¤____
____¤♥w♥¤___¤♥F♥¤_
___¤♥h♥¤__Một__¤♥♥♥¤
__¤♥o♥¤____nửa____¤♥
_¤♥a♥¤_____còn ____
__¤♥r♥¤_____lại_____
___¤♥e♥¤____đang__
_____¤♥y♥____ở ____
_______¤♥o♥¤__đâu _
_________¤♥u♥¤???__
___________¤♥?♥¤___
_____________¤♥?♥¤_
_______________¤♥ __

Trong cuộc sống cũng như trong tình yêu, đôi khi phải dừng lại để biết mình đã đi được bao xa, đôi khi phải đau khổ mới biết mình hạnh phúc, đôi khi phải xa nhau mới biết yêu nhau đến nhường nào, và đôi khi phải biết từ bỏ để tìm lại. Như đã nói ở câu chuyện thứ 2  " sự nuối tiếc hay ân hận thì thường kết thúc k có hậu. Tất cả chỉ là sự muộn màng, đáng tiếc!". Chỉ là "thường" thôi! Nếu ai cũng nghĩ như vậy và hok đủ can đảm tìm lại hạnh phúc cho mình như con ốc sên thứ 2 ở trong câu chuyện cuối cùng này, thì liệu tình yêu còn có ý nghĩa nữa k?

Đôi lúc tự hỏi bản thân, liệu tình yêu của mình sẽ là câu chuyện ốc sên thứ mấy? Hay sẽ có thêm câu chuyện ốc sên thứ 4 " Có 2 con ốc sên yêu nhau, và sống hạnh phúc bên nhau trọn đời, mà chẳng xất hiện 1 con ốc sên thứ 3 nào cả! Sẽ k có TỪ BỎ, RA ĐI hay NUỐI TIẾC...

Có lẽ trong tình yêu, k có gì là đúng hay sai cả! Nếu bạn cho là đúng, thì chắc chắn là nó đúng, còn nếu bạn cho rằng nó sai, thì nó buộc phải sai! Vậy thôi. 



23 October 2011

Sự ngu ngốc đã đạt tới đỉnh cao và chết theo bầy đàn | Phạm Hữu Dư

Một tai nạn xảy ra, một chiếc xe hơi đã lao xuống sông, và giải pháp đặt ra ở đây là gọi một chiếc xe cẩu đến để trục vớt. Nhưng chuyện buồn cười ở đây là chiếc xe cẩu này đã không hoàn thành được nhiệm vụ của mình mà bổng chốc lại trở thành một gánh nặng tiếp theo...Đây có thể gọi là một sự thiếu tính toán nghiêm trọng, dễ gây cho người xem phải cười lăn cười bò...Nào cùng xem diễn tiến sự việc thế nào nhé.


Đầu tiên, chiếc xe cần cẩu hạng nhẹ được cử đến để làm nhiệm vụ.


a


Và có vẻ như chiếc xe hơi đã chuẩn bị được trục vớt lên.



Thế nhưng...sự việc lại chuyển sang chiều hướng khác, xe cần cầu hạng nhẹ cũng chịu chung số phận, đó là..."lọt" luôn xuống sông



Thế là một xe cẩu hạng nặng hơn được cử tới làm nhiệm vụ, lần này xem ra đã có tính toán kỹ càng hơn.



Ồh yeah! Thế là chiếc xe hơi đã được vớt lên thành công...



Bây giờ tiếp tục vớt tiếp chiếc xe cẩu hạng nhẹ lên, trông có vẻ ổn đấy...


Thế nhưng chiếc xe cẩu hạng nặng cuối cùng cũng chịu chung kết quả với chiếc xe hạng nhẹ.

Xem kĩ ảnh cuối  :">

Thế bây giờ, làm thế nào để vớt 2 chiếc xe này lên đây =))

20,000 làm được những gì ? (thời điểm 2011/10) | Lý Lan


Tuyến xe buýt 56 có trạm dừng gần nhà  tôi, nên đi đâu  tôi cũng đón xe này. Xe chạy từ bến xe Chợ Lớn qua trạm trung tâm thành phố trước chợ Bến Thành rồi chạy tiếp tới Tân Vạn qua ngã ba Vũng Tàu. Thường thì  tôi chỉ đi tới bến Chợ Lớn hay chợ Bến Thành, rồi từ hai trạm trung tâm đó đổi xe buýt để có thể đi bất cứ đâu trong thành phố này. Tôi chỉ đi hết tuyến một lần cho biết, thấy xe chạy qua nhiều trạm gần các trường đại học: ĐH Y Dược, ĐH Sài Gòn, ĐH Sư Phạm, ĐH Khoa Học, rồi ra khỏi nội thành tới khu đại học quốc gia ở Thủ Đức. Nên  tôi đoán những  hành khách trẻ là sinh viên các trường gần trạm họ lên xuống.


 Tôi thích nhìn (lén) mấy bạn đó, thấy hầu hết đều thanh mảnh. Thậm chí có người vừa ốm vừa lùn, trông bé tí lại xanh xao. Thỉnh thoảng  tôi mới gặp một người hồng hào có vẻ khỏe mạnh. Thiệt tình thì  tôi nhìn những người có eo co với ánh mắt ngưỡng mộ. Nhưng gầy gò và xanh xao như thể suy dinh dưỡng thì không được quyến rũ lắm.  Tôi suy diễn là sinh viên mà phải đi xe buýt có lẽ là ở tỉnh xa lên thành phố trọ ở ngoại ô, và sinh viên nghèo. Nhưng cũng có thể dáng mảnh mai vẻ hao gầy là mốt của thanh niên bây giờ. Dù sao, tôi rất áy náy khi thấy người ta còn trẻ mà sức khỏe coi bộ ỉu xìu.
Sáng nay  tôi có việc đi xe buýt 56 và ngồi cạnh một cô gái tuy gầy gầy nhưng hồng hào, nét mặt tươi sáng, đôi môi sẵn nụ cười khi  tôi bước đến bên cạnh. Cô gái đã cầm cái ba lô hơi to trên ghế bên cạnh kê lên đùi mình để trống chỗ cho  tôi ngồi xuống.  Tôi cám ơn và hỏi em là sinh viên trường nào, cô gái nói cháu học ở Thủ Đức.  Tôi hỏi học gì mà phải mang sách đầy ba lô vậy, cô gái vừa cười vừa nói có mấy cuốn sách à, tại có cái nồi cơm ở dưới đáy bao lô. Cô gái vẫn cười trước vẻ ngạc nhiên của  tôi và nói tiếp: Cháu kiếm được chỗ trọ này tiện đường xe buýt, chỗ ở sạch sẽ, bạn cùng phòng dễ thương, tiền phòng chia ra không nhiều, nhưng qui định là không được nấu nướng trong phòng. Mà thực ra cũng không thể nấu vì không có ổ cắm điện. Nên cháu cõng nồi cơm điện vô trường cắm nhờ ổ điện trong …  thư viện. Cháu để nồi trong ba lô, chỉ thò ra sợi dây điện, đâu có phân biệt được đó là dây điện của nồi cơm hay máy laptop.
Dĩ nhiên khi cơm sôi bốc khói và tỏa mùi thơm thì không dễ gì giấu, nhưng nồi cơm nhỏ, thời gian nấu ngắn, cơm chín là ngắt điện rút dây vô ba lô cõng đi chỗ khác ngay. Mà cháu đâu có vi phạm nội qui: cháu để nồi cơm trong ba lô chứ đâu có ăn trong thư viện. Có nhiều góc vắng vẻ lãng mạn để giở cơm ra ăn đàng hoàng.  Tôi tò mò một bữa ăn “đàng hoàng” của cô gái gồm những gì ngoài cơm nóng. Em ngập ngừng, rồi nói với cái vẻ thì cứ sự thật trình bày chứ có gì mà ngượng: Như bữa nay, cơm sôi cháu bỏ vào một hai cái trứng. Bữa cơm của cháu có trứng dầm muối tiêu và dưa leo (cháu không thích dầm trứng trong nước mắm vì đem theo nước mắm không tiện). Cháu có một trái ổi để tráng miệng nữa.
Trưa thì cháu ăn vậy cho gọn nhẹ. Chỉ một phần ba nồi cơm thôi. Phần còn lại cháu cõng về phòng trọ để ăn buổi chiều và sáng hôm sau. Ở phòng của mình, cháu ăn uống “thịnh soạn” hơn. (Nội qui phòng trọ cấm nấu nướng chứ không cấm ăn hay chế biến món ăn. Cháu pha nước mắm chanh ớt ngon lắm, để ăn với bún, bánh ướt, bánh cuốn, bánh tráng, những thứ mua về ăn liền không cần nấu. Rau sống, rau trộn, gỏi, salad… đâu cần nấu.. Thứ gì cần nấu chín thì cháu làm sạch sẵn, khi cơm cạn cháu  để vô nồi cơm hấp luôn.  Thực ra có nhiều thứ bán ở siêu thị hay ngoài tiệm, ngoài chợ, đem về là ăn luôn khỏi nấu, nhưng tốn kém. Mình tự chế biến cho đỡ tốn. Cháu chỉ có thể ăn theo tiêu chuẩn 20.000 đồng một ngày.
Đó là số tiền dưới một đô la Mỹ, và theo World Bank thì mức sống một người  bằng 1 đô mỗi ngày  được coi là mức nghèo (chuẩn thế giới). Ở mức nghèo này, người ta chủ yếu chi tiêu cho việc ăn để sống còn, những chi tiêu khác không đáng kể.  Có khoảng 1 tỹ người trên thế giới sống ở mức này, vào năm 2005, thưở kinh tế thế giới chưa suy thoái, đồng đô la chưa mất giá, và ở những nước đông người nghèo chưa xảy ra khủng hoảng giá lương thực.  Tôi còn nhớ ở nước mình, năm 2005, người ta có thể ngồi nhà hàng cơm trưa văn phòng, mỗi phần ăn tính ra cỡ 1 đô gồm cơm, ba món canh, mặn, xào, và  món tráng miệng, nước uống miễn phí nếu uống trà đá. Bây giờ với  20.000 đồng cô gái chỉ có thể mua được một dĩa cơm bình dân ở lề đường. 
  Tôi tỏ ra thông cảm, nhưng có lẽ cô gái hiểu lầm là thương hại, cô vẫn tươi cười, hơi liếng thoắng một chút: Bạn cháu cũng có đứa không thể sống nổi với mức đó, sáng một gói xôi, trưa một ổ bánh mì là hết vèo 20.000 đồng. Chiều tối ôm bụng đói đi ngủ là chẳng bao lâu kiệt sức. Có đứa chơi mì ăn liền suốt, loại rẻ, hai ba ngàn một gói. Bị táo bón kinh niên. Cháu từng xỉu trong lớp. Từ đó cháu biết chuyện ăn uống không phải là “chuyện nhỏ”. Chịu khó một chút, bớt “ăn ngoài” mua gạo về nấu cơm với đồ tươi. Bây giờ cái gì cũng mắc, khó “đi chợ”, cháu đi chợ mội tuần một lần, 140.000 đồng mua được, thí dụ:  3 kí gạo (40.000 đồng), 1 chục trứng (20.000 đồng), dưa chuột,  cà chua, cà rốt, bắp cải, rau, đổ đồng 10.000 đồng 1 kí, đậu hủ  (7 miếng 21.000 đồng) hoặc 1 bịch nửa kí cá ba sa phi-lê (23.000 đồng), chanh, ớt, tỏi, muối, đường, dầu ăn, nước mắm… (20.000 đồng) Là cháu làm tròn cho dễ tính, chứ cháu còn kò kè trả giá, rồi gom tiền lẻ còn lại mua trái cây theo mùa. Cô gái lại nhoẻn miệng cười. Ngon mà rẻ. Một tỷ người sống được bằng 1 đô la mỗi ngày, cháu cũng phải sống được. Vả lại, đâu có chọn lựa nào khác.

 

22 October 2011

[economics] - Nợ công, phá sản, xù nợ, cứu vớt : chuyện thường tình thề thôi | TS Alan Phan



Trên chuyến bay về lại Việt Nam, một giáo sư kinh tế ngồi cạnh đã làm tôi cười ngất khi anh bàn thảo suy tư là tài chánh hoàn cầu sẽ thay đổi ra sao “nếu” Hy Lạp phá sản không trả nổi nợ. Anh này sống trong tháp ngà hơi lâu. Nếu anh chịu khó ghé thăm hay đọc qua lich sử cận đại của Hy Lạp, anh sẽ biết rằng người dân Hy Lạp không bao giờ trả thuế dù bị đòi. Thói quen này cũng được các ngài chánh trị gia nghiêm túc như Tổng Thống, Thủ Tướng, Nghị Sĩ…triệt để áp dụng. Thuế còn không trả thì làm sao dân Hy Lạp sẽ “lo” trả nợ công?


Những ồn ào từ các mạng truyền thông chỉ là áp lực từ các ngân hàng lớn để các lãnh đạo của EU (Liên Hiệp Âu Châu) phải đứng ra cứu bồ và lấy tiền dân Đức, dân Pháp trả nợ dùm Hy Lạp. Tôi chắc chắn với anh bạn là Hy Lạp sẽ không bao giờ trả nợ. Nếu Thủ Tướng Đức Merkel và Tổng Thống Pháp Sarkozy không còn vốn chánh trị để đổ tiền dân vào các thúng lũng PIGS (Portugal, Ireland, Greece and Spain), thì EU coi như sắp giải thể. Tôi còn nói anh nhớ đọc bài “Kẻ cắp gặp bà già” tôi viết cách đây mấy tháng.

Thực ra, nếu các nhà trí thức biết chút đỉnh về lịch sử kinh tế thì chuyện Hy Lạp là một chuyện hết sức bình thường. Vì tham và ngu, các vị quản lý ngân hàng thường đem tiền cho vay bừa bải đến những quốc gia và dân tộc mà họ biết là vô trách nhiệm và hư đốn. Mục tiêu là kiếm phí cho vay và lãi suất để có bonus cuối năm và nghề nghiệp được thăng tiến. Các quốc gia có chánh phủ quản lý tốt thường ít khi vay mượn và do đó, không phải là khách hàng tốt.

Năm 2001, Argentina vay nợ ngập đầu như Hy Lạp và tuyên bố sẽ không trả nợ dollar bằng dollar nữa mà sẽ trả bằng peso. Vì họ tha hồ in tiền peso, nên tất cả nợ của Argentina từ chánh phủ đến người dân bị (hay được) giảm giá hơn 80%. Nhà nước thì đã in sẵn mấy đêm hôm trước tiền peso, còn các doanh nghiệp tư nhân thì hồ hởi trả nợ bằng đồng peso rẻ mạt. Các ngân hàng Âu Mỹ méo mặt, nhiều quan giám đốc phải từ chức, nhưng chẳng ai chết trong vụ quỵt nợ lớn lao này. Vài năm sau, các giám đốc ngân hàng mới lại cần bonus và lãi suất, nên họ cố quên chuyện cũ và lại cho Argentina vay thoải mái.

Bài học này được Mexico và Brazil học hỏi, dọa đem áp dụng để tránh trả nợ. Các viên chức của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF) sợ ảnh hưởng toàn cầu, nên phải lạy lục mãi, Mexico và Brazil mới nhận tiền IMF và bỏ ý định bắt chước Argentina.

Xa hơn nữa trong lich sử, ta thấy Hitler tuyên bố không trả nợ cho các chủ nợ Âu Mỹ vào năm 1933 và các lãnh đạo Âu Mỹ chỉ biết cười trừ. Số nợ tương đương với 100 ngàn tấn vàng và dĩ nhiên, Đức phải mất cả 300 năm mới thanh toán nổi, nên Hitler chỉ cần nói NEIN. Trước đó, năm 1918, khi đế quốc Áo-Hung (Austrian-Hungary) sụp đổ, bản tệ Austro-Marks bị xóa sổ và các nước liên minh lại quay về với tiền cũ của mình như drachma cho Hy Lạp, marks cho Đức và peseta cho Tây Ban Nha. Gần đây, Mahathir của Mã Lai không cho dollar xuất khẩu khi đối diện với nợ dư do cuộc khủng hoảng tài chánh Á Châu năm 1997 đem lại.

Cho nên khi các nhà kinh tế Việt lo lắng là nợ chánh phủ đã lên đến 52% GDP và nếu tính thêm nợ của các doanh nghiệp nhà nước thì có lẽ nợ công Việt Nam đã vượt ngưỡng 100% GDP. Cộng vào nợ tư nhân bằng dollar hay Euro hay Yen thì Việt Nam có thể qua mặt Mỹ và gần ngang hàng với Hy Lạp về nợ nần.

Nhưng tôi nhìn sự cố này với một góc cạnh khác biệt. Trong khi Mỹ không thể xù nợ vì sĩ diện của đế chế và EU không muốn giải thể vì nợ Hy Lạp, thì chúng ta chẳng có gì để mất. Một cá nhân bị phá sản phải chịu nhiều áp lực như mất nhà, mất xe..(cũng dễ bị mất vợ con và nhân tình nữa). Nhưng một quốc gia phá sản thì lại được tiếng tăm là dũng cảm, dám thách thức Âu Mỹ và nền kinh tế toàn cầu hóa. Tôi cũng tò mò muốn xem các chuyên gia IMF lăng xăng qua Việt Nam van lậy, “ông đừng chơi trò này, ông cần bao nhiêu tôi cho mượn thêm”.

Cho nên, tôi khuyên các quan chức là cứ vay mượn thỏai mái, nhất là tiền nhân dân tệ (RMB) của Trung Quốc đang tìm chỗ đậu. Khi nợ công lên đến 200% GDP, ta sẽ ra một quyết nghị số 35 là sẽ trả mọi món nợ bằng tiền VN đồng, kể cả nợ tư (tất cả đại gia Việt sẽ tri ơn chánh phủ). Tôi đảm bảo cuộc sống của dân Việt sẽ không bị chút anh hưởng gì, ngoài việc các cậu ấm cô chiêu sẽ không còn xài được hàng hiệu, các đại gia không còn được nhậu Hennessy hay Moet và các quan chức cũng hết cơ hội kiếm chác với các dự án khủng. Thế giới sẽ không cho Việt Nam vay nợ trong vài ba năm để trừng phạt, nhưng đây là liều thuốc tốt vì nó tập cho chánh phủ và người dân lối tiêu xài trong khả năng thu nhập của mình.

Mặt trời vẫn mọc, không ai chết, cha mẹ có thì giờ dậy dỗ con cháu và thế giới chúng ta sẽ an bình hơn một chút.

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Viasa

Cảnh sát ở Mỹ dễ thương nhỉ ...| Phan Việt blog



Khoảng gần 1 giờ sáng, tôi đang ngủ thì nghe "Chị ơi, chị ơi". Trong lúc mơ màng, tưởng là mình đang mơ thấy người gọi. Nhưng rồi tôi cũng mở mắt ra.
- Chị ơi, chồng em bị làm sao ý, có khi phải gọi cấp cứu.

Cô bé hàng xóm người Việt của tôi không nói tiếng Anh và chưa tốt nghiệp cấp ba ở Việt Nam. Chồng N người châu Á, đang học tiếng Anh. Họ có hai đứa con nhỏ - một lên 3 tuổi, một mới 5 tháng. Chúng tôi sống cùng tòa nhà; thân nhau như chị em ruột. Cả hai chúng tôi đều mới tới San Jose được một năm nay - tôi từ Chicago, N từ châu Á.



Trên sàn nhà, G đang ngồi bệt, mặt tái xanh, mồ hôi toát ra, hai tay ôm lấy một bàn chân. V, con bé 5 tháng tuổi đang nằm ngửa trên sàn, còn M, con bé 3 tuổi thì quỳ cạnh bố, cả hai đều hoảng sợ.
- Chồng em dẫm phải con ong, kêu là đau lắm. Em chỉ sợ nhỡ ong độc thì sao - N nói với tôi.
- Chị gọi cấp cứu nhé?
- Cấp cứu thế nào ạ?
- Gọi 911.
- Em không biết, thôi chị cứ gọi đi.


Tôi gọi 911. Họ hỏi rất nhiều câu trong lúc 2 đứa trẻ bắt đầu khóc; tôi cũng không nhớ chính xác họ hỏi những gì.
- Cô ở đâu?
- Tôi ở địa chỉ....
- Cô có vấn đề gì?
- Người bạn của tôi bị một con ong đốt, anh ấy rất đau, hiện không đi được...
- Anh ấy đang ngồi hay nằm?
- Ngồi.
- Có thở không?
- Có thở
- Có bị sốt không?
- Không
- Trên mặt có bị sưng, có vết đỏ hay không?
- Không, mặt anh ấy đang tái đi
- Anh ấy có bị dị ứng với cái gì không?
- Tôi không biết. Hiện nay anh ấy rất đau, không nói được, không đi được, chúng tôi sợ là ong độc thì có thể bị trúng độc.
- Chúng tôi sẽ gửi một xe cứu hỏa tới, có bác sỹ đi kèm. Cô đừng lo. Tạm thời, cô bảo anh ấy đừng di chuyển, cứ nằm hoặc ngồi tại chỗ, tùy tư thế nào dễ chịu hơn cho anh ấy, chúng tôi sẽ tới ngay.


Khoảng 7 phút sau có tiếng đập cửa. Tôi ra mở. Bốn người đàn ông còn trẻ, lực lưỡng, lao vào - hai người mặc đồng phục cứu hỏa phản quang màu xanh da trời, một người mặc đồng phục bác sỹ, một người mặc đồng phục đen trông như lính thủy mặc đồ lặn. Anh bác sỹ (rất trẻ, da trắng) lập tức hỏi:
- Ai là người cần cấp cứu?


Tôi chỉ G cho anh ta.
- Tôi sẽ bắt mạch cho anh bây giờ - anh ta nói với G - và kiểm tra sơ bộ các thông số sống còn của anh, có được không?
- Vâng - G nói.


Anh bác sỹ lấy ống nghe ra nghe, rồi lấy đèn pin soi mắt, soi miệng, soi tai, sờ mạch, vv... Trong lúc này, anh mặc đồng phục đen cầm một bảng ghi chép nói chuyện với tôi.
- Cô là cô Nguyễn phải không? Cô là người gọi điện hả?
- Vâng.
- Chuyện gì xảy ra?


Tôi kể lại sự việc. Lúc này, N từ đằng sau đi tới chỗ hai chúng tôi. N giơ cái túi bóng cho anh ta xem, nói tiếng Việt:
- Đây này, con ong đây này.


Rồi quay sang tôi:
- Chị hỏi xem có phải ong độc không.


Anh ta nhìn con ong trong cái túi bóng - một con ong nhỏ bằng đầu đũa, màu nâu, đang cố lết trên thành túi, phía đuôi nó là một vệt đen dài - con ong đã bị sổ ruột sau khi đốt.


Hai người lính cứu hỏa cũng đã lại gần nhìn. Một anh là người da đen.
- Ồ không đâu cô, đây chỉ là một con ong thường thôi, không phải ong độc đâu - người mặc đồ đen nói với tôi.
- Ong đốt thì dĩ nhiên là đau rồi, hồi bé tôi cũng hay bị ong đốt - anh da đen nói - đau tưởng chết đi được nhưng mà không sao đâu. Cô cứ yên tâm, bạn cô không sao cả.
- Thế có thể chết vì bị ong đốt không? - tôi hỏi hộ N.
- Không cô ạ - người mặc áo đen nói - Ong này chỉ là ong thường thôi mà. Cô lấy túi đá chườm lên chỗ đau cho bạn cô thì sẽ đỡ.


Anh da đen không nhìn thẳng vào tôi khi nói. Người mặc áo đen thì có nhìn thẳng nhưng anh ta phải cố gắng lắm mới nhịn được cười. Thực ra lúc ấy, tôi cũng phải cố lắm mới nhịn được cười. Tôi tưởng tượng: bốn người đàn ông đang ngồi ở trạm cứu hỏa vào một tối mùa thu đẹp trời, có thể đang xem vô tuyến, chơi bài, hoặc tán gẫu; rồi có điện thoại 911, và họ vội vàng mặc đồng phục, lên xe, lao đến tòa nhà trên đường X. Họ mở cửa tòa nhà, đi thang máy lên tầng 7, gõ cửa căn hộ thứ Y. Cửa mở ra, họ lao vào. Trước mắt họ là một căn phòng đồ đạc bừa bộn khắp nơi, nào giấy, nào tã, nào đồ chơi, nào chăn màn, nào cũi, vân vân và vân vân. Trên sàn, một thanh niên châu Á gày gò đang nhăn nhó, mặt tái mét, nói không ra tiếng; hai người đàn bà châu Á nhỏ bé và xộc xêch đang lăng xăng đi lại quanh anh ta hỏi han; một đứa bé 3 tuổi mếu máo, lúc thì ngồi cạnh bố lúc thì chạy ra ôm chân mẹ; đứa nhỏ 5 tháng tuổi thì vừa cố lẫy vừa gào khóc trên sàn. Tất cả chỉ vì một con ong đất mà những người châu Á này đã bằng cách nào đó bắt được và bỏ vào trong một cái túi bóng, buộc chặt lại.


Phải bám rất chặt mới không lơi mắt khỏi những chuyển động rất tinh tế của cái đẹp và những cái nháy mắt của cuộc sống.

[blackberry] BB Knight 9980 - thiết kế tuyệt vời nhất 2011, sự kết hợp hoàn hảo RIM và Porsche ♥♥