29 March 2013

[BB10] - Blogger app is ported from Android, works well on BB10




.
.
.
DOWNLOAD : https://www.facebook.com/groups/cuongdc/470482713024017/

19 March 2013

[tiếng Việt] - Hết cà phê rồi oải lắm ai ơi, ... Nghĩa lý gì đâu muôn sự ở đời…




Bao cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên có in hàng chữ nhỏ xíu này:
Không có cà phê, chính trị mất vị, chỉ còn có mùi.
Vị gì? Mùi gì? May quá, nhà sản xuất lại cẩn thận chua thêm nguyên văn tiếng Pháp:
Sans café, la politique sent car elle perd son essence.
Tác giả được cho là Napoléon Bonaparte.
Google Translate dịch thành:
Nếu không có cà phê, bởi vì cô cảm thấy chính sách mất bản chất của nó.
Câu này không tệ hơn bản dịch của Trung Nguyên bao nhiêu.
.
Động từ sentir trong lời trích dẫn (được cho là) của Napoléon phải được hiểu là bốc mùi thum thủm, ví dụ nhưCette viande, ce poisson commence à sentir là Thịt này, cá này nặng mùi / có mùi ươn rồi. Chứ Chính trị chỉ còn có mùi... là mùi gì?
.
Nghĩa của từ essence không có gì đặc biệt. Nó chỉ cái bản chất, cái tinh túy của sự vật (ở đây là của chính trị).
Politique là tất cả những gì liên quan đến chính trị: việc chính trị (chính sự), giới làm chính trị (chính giới), đường lối chính trị (chính sách)...
.
Người Việt trong nghề chính trị, nếu trót nghiện giọt đắng thì không có cà phê, oải lắm, chẳng còn muốn làm gì.Không có cà phê, tiếng Pháp nói là sans café. Oải lắm, làm chính trị hết nổi, nghĩ đến là sợ như sợ mùi cá ươn, người Pháp nói ngắn gọn là la politique sent. Chẳng còn muốn làm gì tức là đã mất đi (tiếng Pháp là perdre) động lực, cảm hứng (tiếng Pháp là essence), Nói tóm lại là:
Hết cà phê rồi oải lắm ai ơi,
Nghĩa lý gì đâu muôn sự ở đời...
.
Nói dài hơn một chút thì:
Tề gia, trị quốc bình, thiên hạ...
Không có cà phê, nặng hơn đeo đá.
Uống cả phê vào, nhẹ bằng chiếc lá!

[tiếng Việt] - Đầy ắp hay đầy ấp?



Ắp nghĩa là đầy quá (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:13).Ấp nghĩa là phủ cho nóng (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:16). Như vậy phải viết  đầy ắpôm ấp.

[tiếng Việt] - "Thuốc đắng đả tật" hay "thuốc đắng dã tật? "





Độc giả: Người thì nói “Thuốc đắng đả tật” và lý giải rằng “đả” ở đây có nghĩa là đánh, là trị. Người khác đáp lại rằng câu này là “Thuốc đắng dã tật” rồi cũng giải thích rằng “dã” là làm cho tan, cho mất, cho tiêu hao. Vậy ai đúng, ai sai?
An Chi: Hình thức được số đông chấp nhận có lẽ là “Thuốc đắng dã tật (...)”. Nhưng Từ điển thành ngữ, tục ngữ ca dao Việt Nam của Việt Chương, q.hạ (Nxb Đồng Nai, 1995) thì ghi nhận: “Thuốc đắng đả tật (...)”. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (Nxb Văn hóa, 1989 lại ghi “Thuốc đắng rã tật (…)”. Còn Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức thì ghi “Thuốc đắng đã tật (…)”. Chúng tôi cho rằng trong câu tục ngữ đang xét, chữ thứ ba không phải là “đả” hoặc “rã”, đó chỉ có thể là “dã” hoặc “đã” mà thôi. Đây là hai từ có nghĩa phù hợp với văn cảnh đang xét và đã được ghi nhận từ lâu đời, đặc biệt là từ “đã”.
Dictionarium anamitico - latinum của Pigneaux de Béhaine (1772-1773) ghi: “Dã. Vim rei alicujus frangere (Làm dịu đi tác dụng của một vật gì đó - AC) – Dã thuốc. Medicamento vim veneni comprimere (Giảm thiểu tác dụng độc hại cho thuốc - AC) - Thuốc dã. Ejusmodi medicamentum (Thứ thuốc như thế, nghĩa là dùng để giảm thiểu tác dụng độc hại của một thứ thuốc khác hoặc của một chất gì đó - AC)”. Nghĩa này đã được ghi nhận trong Từ điển tiếng Việt 1992 như sau: “Làm giảm, làm mất tác dụng của chất, thường là có hại, đã hấp thu vào trong cơ thể. Ăn đậu xanh cho dã rượu. Dã độc”.
Còn “đã” thì được quyển từ điển của Pigneaux de Béhaine giảng như sau: “Sanari”, nghĩa là “Khỏi bệnh”. Quyển từ điển này còn ghi thêm: “Đã bệnh. Convalescere (Phục hồi sức khỏe - AC)”. Và: “Đã tật. E morbo evadere” (Qua cơn bệnh - AC). Nghĩa này cũng được Từ điển tiếng Việt 1992 ghi nhận như sau: “Khỏi hẳn bệnh. Đau chóng đã chầy”.
Cứ như trên thì mặc dù phần đông muốn chấp nhận chữ “dã” nhưng có lẽ “đã” mới là chữ thích hợp hơn hết chăng? Còn “đả” và “rã” thì xem ra chỉ là hai chữ... lạc lõng mà thôi, ít nhất cũng là theo thiển ý.

[tiếng Việt] - Sung hay xung?
























Viết 
sung, nghĩa là đầy, trong bổ sung, sung túc, sung mãn, sung sức...
Viết xung, nghĩa là xông, trong xung phong, xung đột.

[tiếng Việt] - sao hay nói "cái đầu mầy"? “Cái đầu mầy” là cái gì?




Bạn đọc : Ban đầu, trong phim Tàu Hongkong, tôi thường được nghe cụm từ “cái đầu mầy” qua lời thuyết minh hoặc lời thoại (đã dịch sang tiếng Việt) của nhân vật. Không ngờ bây giờ phim của người Việt Nam hẳn hoi cũng “cái đầu mầy”, “cái đầu mầy”, một cách chướng tai và ngô nghê. Tôi thực sự không hiểu “cái đầu mày” là cái gì và đây có phải là tiếng Việt hay không. Xin nhờ ông An Chi giải hộ và xin cám ơn ông.
 Nguyễn Hữu Tuệ, Ba Đình, Hà Nội.
*******************************
*******************************
*******************************


An Chi : “Cái đầu mầy” là một lối nói ngô nghê, ngu ngơ mà những kẻ kinh doanh phim Tàu Kong Kong đã “nhập lậu” vào từ vựng của tiếng Việt. Đúng như bạn nói, những tưởng nó chỉ lưu hành trong lời thoại hoặc lời thuyết minh phim Tàu mà thôi, ai ngờ một số nhà biên kịch, người Việt Nam hẳn hoi, cũng xài nó một cách hoàn toàn vô ý thức mà nhét vào lời thoại cho nhân vật của mình; rồi góp phần vào cái tai nạn ngôn ngữ này, một số đạo diễn cũng đã giữ y nguyên mà bắt diễn viên của mình “nhả ngọc phun châu”. Điều đáng báo động là tần số của lối nói “cái đầu mầy” cực kỳ vô duyên này có vẻ như càng ngày càng tăng. Đây là một cách dịch “bí rị” từ ba tiếng “nẹy cô thầu”[ 你個頭] của tiếng Quảng Đông. Trong thứ tiếng này thì “nẹy”[] là mày, “cô”[] là cái và “thầu”[] là đầu. Khốn nỗi, đối với dân Quảng Đông thì “nẹy cô thầu” lại không trực chỉ cái đầu của bất cứ “thằng” đối thoại  nào cả. Còn nó chỉ cái gì, thì mạng CRIonline đã có giảng rõ tại mục [輕鬆學粵語之六.粵語中""字的用(Học tiếng Quảng Đông nhanh lẹ Bài 6 – Cách dùng chữ “đầu” trong tiếng Quảng Đông), đưa lên ngày  25-11-2009.
Theo bài này, và với thí dụ đầu tiên là “Hổu nẹy cô thầu” [好你個頭] – âm Hán Việt  là “Hảo nhĩ cá đầu”, dịch từng tiếng là “Tốt cái đầu mầy” –  mà nó đưa ra, ta được biết đại khái rằng đây là một lối nói mang tính đặc ngữ trong khẩu ngữ của tiếng Quảng Đông. Trong phương ngữ này của tiếng Tàu, “nẹy cô thầu”[你個頭] (“cái đầu mầy”) là một lối nói biểu thị thái độ phản đối, thường dùng để phủ định lời nói của người đối thoại. Thí dụ như nhận xét về giọng hát của một ca sĩ, Giáp nói: “Anh ta hát hay thật đấy!” nhưng Ất không tán thành lời khen của Giáp, liền nói: “ Hay “cái đầu mầy”! Sao mầy lại khoái nó tới vậy?” Qua đó, ta có thể hiểu rõ câu “Hay cái đầu mầy!” có hàm nghĩa được “thông dịch” sang tiếng phổ thông (Bắc Kinh) là “Hǎo shén.me hǎo”[好 什么好], tức là “Tốt (cái) gì mà tốt!” Rất rõ ràng là lối nói này dùng để phủ định lời nói của người đối thoại khi nó ngược với ý của đương sự.
Tại mục [廣東話的你個頭] ([Mấy tiếng] “nẹy cô thầu” trong tiếng Quảng Đông), tranghk.knowledge.yahoo.com cho biết trong thứ tiếng này, bất cứ vị từ nào cũng có thể đứng vào vị trí của X trong cấu trúc “X nẹy cô thầu”[X你個頭] (X “cái đầu mày”), như : “xịk nẹy cô thầu”[食你個頭] (ăn “cái đầu mầy”), “oản nẹy cô thầu”[玩你個頭] (chơi “cái đầu mầy”), “hoei nẹy cô thầu”[去你個頭] (đi “cái đầu mầy”), v.v.. Và những câu trên đây có nghĩa là: Ăn cái gì mà ăn! –  Chơi cái gì mà chơi! – Đi cái gì mà đi! Và, cứ như trên, thì ba tiếng “cái đầu mầy!” nhất thiết phải đi liền sau một vị từ chứ không thể nào đứng “độc lập” thành một lời trách hay một tiếng chửi nhẹ như một số nhà biên kịch Việt Nam đã xài một cách rởm đời.
Còn tại mục “Help understanding the phrase 海你個頭拉”(Giúp hiểu được ngữ đoạn “hỏi nẹy cô thầu lá”) của Chinese-forums.com, forumer Anonymoose đã hiểu rất đúng rằng “nẹy cô thầu”[你個頭] là “Something like «my ass!»” (Cái gì đó giống như “my ass!”). Tuy nhiên đây chỉ là một sự “diễn dịch ngữ nghĩa” chứ không phải một sự tương ứng hoàn hảo giữa hai thứ tiếng. “My ass!” (mà nghĩa gốc “đen thui” là “cái mông của tao!”) là một ngữ tán thán thông tục dùng để diễn đạt sự phủ nhận hoặc ngờ vực trước một lời nói cụ thể của người đối thoại với thái độ xem thường hay chê bai. Nhưng trong câu tiếng Anh thì nó là một thành phần độc lập; còn trong tiếng Quảng Đông thì cấu trúc [你個頭] “nẹy cô thầu” (“cái đầu mầy”) là một thành phần phụ thuộc, luôn luôn “dính” vào một vị từ đứng trước nó, đồng thời vị từ này phải là từ diễn đạt khái niệm mà người sử dụng cấu trúc này phản đối, đã được dùng trước đó trong lời của người đối thoại kia.
Vậy thì tiếng Việt cũng có cách để diễn đạt hàm nghĩa của cấu trúc “nẹy cô thầu”[你個頭] của tiếng Quảng Đông. Với cái thí dụ “Hổu nẹy cô thầu”[好你個頭], ta có thể dịch thành “Tốt cái gì!” hoặc “Tốt (cái) gì mà tốt!”, y chang như tiếng phổ thông “Hǎo shén.me hǎo”[好 什么好].
        Trở lên, chúng tôi đã phải dẫn CRIonlinehk.knowledge.yahoo.com và Chinese-forums.com để bạn đọc có thể thẩm tra lại trên “giấy trắng mực đen” chứ thực ra, riêng cá nhân người viết câu trả lời này thì đã có thể sử dụng thành thạo cái cấu trúc trên đây của tiếng Quảng Đông từ những năm đầu của “tuổi teen”, khi chơi với các bạn thiếu niên người Quảng Đông ở Chợ Lớn. Một đứa trẻ mười hai, mười ba tuổi mà còn làm được như vậy thì nếu thực sự có trách nhiệm và đừng làm kiểu “mì ăn liền”, người lớn kinh doanh phim Tàu Hongkong  đâu có dịch sai, dịch ẩu mà làm hại đến “sức khoẻ” của tiếng Việt như thế. Thâm chí không phải là dịch, mà là dùng nó như một quán ngữ thực thụ sẵn có của tiếng Việt một cách ngu xuẩn.
        “Sức khoẻ” (santé) là hai tiếng mà chúng tôi mượn của bà Jacqueline de Romilly, nữ viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp, chủ mục “Santé de la langue” (Sức khoẻ của ngôn ngữ) trong tạp chí Santé Magazine(Tạp chí Sức khoẻ). J. de Romilly khẳng định : “Nói chung, thói thông thái rởm là tấm bình phong của sự dốt nát hoặc của sự mù mờ trong tư duy.” (Dans le jardin des mots [Trong vườn từ ngữ], Editions de Fallois, 2007, p.14). Vậy xin các nhà làm phim liên quan chớ có tiếp tục “cái đầu mầy”, “cái đầu mầy” một cách lố bịch.
Nguồn: Facebook An Chi (Huệ Thiên)

[tiếng Việt] - Suôn sẻ hay suông sẻ?



Suôn nghĩa là thẳng liền một đường (Nguyễn Kim Thản 2005:1421).Nói suôn là nói trôi chảy, không vấp váp, khác vớinói suông là nói mà không làm. Người Bắc phân biệt hai từ suôn và suông rất dễ dàng. Người Nam phát âm hai từ như một và khi không biết mình muốn nói gì thì viết tuốt là suông mặc dù từ điển chỉ có suôn sẻ, không có suông sẻ.

[tiếng Việt] - Giấu giếm hay dấu diếm?






Có hai từ dấu. Một có nghĩa là yêu (ví dụ: yêu dấu). Từ kia có nghĩa là vết (ví dụ: dấu vết). Giấu và giấu giếm đều có nghĩa là cất kín, giữ kín, không cho ai biết (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:219)

[tiếng Việt] - Thế nào là khiêu dâm?









Trong các từ điển hiện nay, khiêu dâm được định nghĩa đơn giản chỉ là gây kích thích ham muốn về sắc dục, về xác thịt(Nguyễn Như Ý, 1999:904). hay ngắn gọn hơn một chút là gây kích thích sự ham muốn về xác thịt (Hoàng Phê, 2006:501),kích thích lòng ham muốn xác thịt(Nguyễn Kim Thản, 2005:641). Khiêu dâm như vậy chẳng có gì xấu, thậm chí còn hiền lành hơn  khêu gợi = có tác dụng gợi những ham muốn, thường là không lành mạnh. (Nguyễn Như Ý, 1999:898).
Bộ luật hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không có điều khoản nào phạt tội khiêu dâm, không có chỗ nào nhắc đến chuyện khiêu dâm. Tuy nhiên sản xuất, tàng trữ, mua bán, lưu hành văn hóa phẩm có nội dung khiêu dâm lại là những hành vi bị xử phạt hành chính (nghị định 88-CP năm 1995 thời thủ tướng Võ Văn Kiệt và gần đây hơn là nghị định 75 do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký năm 2010).
Có một độ chênh giữa định nghĩa của từ điển và cách hiểu của nhà cầm quyền.
Từ khiêu dâm được ghi nhận đầu tiên trong từ điển có lẽ là vào năm 1938 khi Đào Duy Anh (1950:1330) dịch từ pornographie của tiếng Pháp thành khiêu-dâm-học, chú chữ Hán là 跳淫學Khiêu dâm của tiếng Việt đồng hành với pornographie của tiếng Pháp từ đó. Tự điển Việt Pháp phổ thông của Đào Văn Tập (1950:354) dịch khiêu dâm là obscène, pornographique, impudique. Đào Đăng Vỹ (1964:487) cũng dịch khiêu-dâm là pornographique, impudique. Thanh Nghị (1967b:763) cho ví dụ sách khiêu dâm livre ponographique. Trong từ điển Pháp Việt của Lê Khả Kế thì cả érotique và pornographique đều là khiêu dâm cả (Lê Khả Kế, 2001:624 và  Lê Khả Kế, 2001:1278).