19 July 2012

[steel] - đánh giá thực lực ngành thép qua chỉ số nợ/tổng tài sản và nợ phải trả


nhìn muốn té xỉu





tăng trưởng 4%/năm là khó" và hơn 31.000 tỷ đồng nợ của DN ngành thép

Trong 15 doanh nghiệp xem xét, không có doanh nghiệp nào có hệ số thanh toán nhanh ở mức an toàn trên 1 lần.
Dù chỉ mới đi được nửa chặng đường của năm 2012 nhưng nhận định ngành thép khó đạt được mục tiêu tăng trưởng 4% của Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA)-ông Phạm Chí Cường đã vẽ ra bức tranh không mấy lạc quan cho ngành này.Ông Cường cũng cho biết, thống kê chính thức thì 6 tháng, các doanh nghiệp trong ngành đã sản xuất được 2.250.000 tấn, giảm 11% so với cùng kỳ 2011. Lượng thép tiêu thụ cũng đạt xấp xỉ con số đó, tương đương 2.240.000 tấn, giảm 10% so với cùng kỳ (Nguồn: Bài phỏng vấn ông Phạm Chí Cường của Vietnam+).Trước thực trạng không mấy lạc quan của ngành, chúng tôi đưa thêm thông tin về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh ngành thép niêm yết để nhà đầu tư nắm rõ hơn.Hệ số nợ/ tổng tài sản của nhiều doanh nghiệp ở mức cao
D/A tại thời điểm 31/3/2012
76.27%
75.13%
58.03%
82.95%
51.61%
67.75%
83.17%
88.11%
44.80%
65.89%
71.02%
52.26%
57.58%
57.38%
74.55%
Bình quân
63.00%
Hệ số nợ/ tổng tài sản (D/A) bình quân của 15 doanh nghiệp ngành thép là 63% hay nói cách khác, cứ mỗi 100 đồng tài sản được tạo ra từ 63 đồng vay nợ. Trong số đó, nhiều doanh nghiệp nợ chiếm hơn 80% tổng tài sản.Có 3 doanh nghiệp D/A trên 80% là HLA, NKG, NVC.Khả năng thanh toán nhanh của các doanh nghiệp đều rơi xuống dưới ngưỡng an toànNếu coi Tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn=1 là ngưỡng chỉ giới đỏ về khả năng thanh toán hiện thời thì tại thời điểm kết thúc quý I/2012 chỉ có 5 doanh nghiệp rơi vào thế khó khăn về thanh toán hiện thời gồm BVG, DNY, HSG, NKG và SHI.Tuy nhiên, chỉ số thanh toán hiện thời không tính đến bối cảnh doanh nghiệp khó khăn đầu ra và hàng tồn kho không thể giải quyết được. Chỉ số thanh toán nhanh cho ra một cảnh báo đáng lưu tâm hơn: Không có doanh nghiệp nào có hệ số thanh toán nhanh ở mức an toàn trên 1 lần. Điều này có nghĩa là: nếu không giải quyết được tài sản ở dạng hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ đối mặt nguy cơ mất khả năng thanh toán rất cao.Trong số các doanh nghiệp có hệ số thanh toán nhanh ở mức thấp, có DNY chỉ đạt 0,15 lần, HLA đạt 0,25 lần, HSG đạt 0,28 lần. 
Soi nợ- Doanh nghiệp gánh nỗi đau lãi suất cao
Tổng nợ phải trả
31/3/2012
Tỷ đồng
BVG
378.51
DNY
1064.3
DTL
1046.3
HLA
2055.4
HPG
8702.8
HSG
4062
NKG
1913
NVC
1059.1
PHT
254.6
POM
5570.5
SHI
1033
TLH
837.04
VGS
635.01
VIS
663.8
SMC
1735.4
Tổng
31.011
Tại thời điểm kết thúc quý I/2012, HSG có dư nợ vay ngắn hạn 2.626 tỷ đồng trong đó vay ngắn hạn ngân hàng 2.428 tỷ đồng. Có nhiều khoản vay VNĐ của HSG chịu lãi suất từ 19,5%-24%. Vay dài hạn của HSG cũng không mấy khả quan với lãi suất VNĐ từ 18 đến 20%. Đây là mức rất cao trong bối cảnh tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp ngành thép năm 2011 thấp báo động, bình quân dưới 5%.Hoặc như DNY, tại thời điểm kết thúc quý I/2012, dư nợ ngắn hạn tại Agribank tại chi nhánh Liên Chiểu, Đà Nẵng và Chi nhánh Đà Nẵng hơn 280 tỷ đồng. Mặc dù lãi suất vay vốn sẽ được thay đổi theo từng thời điểm nhận nợ nhưng thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng lãi suất VNĐ cũng lên tới 1,65%/tháng và USD là 6%/năm. Số dư nợ vay tại Vietinbank Đà Nẵng và BIDV Hải Vân cũng thả nổi về lãi suất nhưng thời điểm vay lúc đó lãi suất vẫn ở mức cao.Ngân hàng đồng thuận hạ lãi các khoản nợ cũ, nỗi đau DN có được xoa dịu?Tại hội nghị toàn ngành ngân hàng sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ nửa cuối năm 2012 diễn ra ngày 7/7, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chỉ đạo toàn bộ các ngân hàng phải rà soát những khoản vay cũ và đưa lãi suất ở tất cả các hợp đồng đã ký về dưới 15% một năm. Ngay lập tức, nhiều ngân hàng thể hiện sự đồng tình với chủ trương này.Thực tế, với lãi suất cao mà nhiều doanh nghiệp đang phải gánh chịu và tình hình tăng trưởng chung hiện tại, doanh nghiệp sẽ khó lòng vực dậy, sống sót và trả nợ ngân hàng.Phải nhắc lại 1 điều rằng, ROA của các doanh nghiệp ngành thép thấp báo động mới là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thảm hại hiện nay. Việc ngân hàng đồng thuận hạ lãi suất nợ cũ chỉ là một yếu tố mang tính chất đòn bẩy hỗ trợ, xoa bớt nỗi đau của DN. Để vực dậy, như ông Phạm Chí Cường đã kiến nghị, doanh nghiệp nên duy trì sản xuất hiệu quả chứ không phải sản xuất bằng mọi giá.Hải AnTheo TTVN