25 September 2008

Toàn cảnh Scandal sữa Trung Quốc

Melamine không chỉ có trong sữa

Chất melamine được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu ở Trung Quốc và có khả năng melamine cũng tồn tại trong nhiều loại thực phẩm ở nước này. Thông tin trên được phó giáo sư sinh hoá Trần Kinh Minh của đại học Trung Quốc ở Hong Kong đưa ra trong một cuộc phỏng vấn ngày hôm qua (23.9). Theo ông Kinh Minh, việc sử dụng cyromazine, một dẫn xuất của chất melamine, làm thuốc trừ sâu rất thông dụng tại Trung Quốc, melamine được cây trồng hấp thụ và tất nhiên hiện diện trong các loại thức ăn cho người và thức ăn cho gia súc. Như vậy, melamine không chỉ có trong các sản phẩm từ sữa, mà cả các sản phẩm nông nghiệp, thức ăn gia súc và món ăn chế biến từ cá.

Lo lắng về sản phẩm sữa Trung Quốc nhiễm melamine ngày 23.9 đã lan sang nhiều nước tại châu Á và thế giới sau khi số trẻ em bị bệnh thận tại Trung Quốc tăng đột biến (hơn 54.000 em) và nhiều nơi công bố các sản phẩm khác chế biến từ sữa có nguồn gốc từ Trung Quốc cũng chứa melamine. Nhật Bản, Thái Lan, Singapore đều báo cáo về việc các loại bánh kẹo, kem, chocolate và thậm chí là bánh bao sữa nhân thịt có nguồn gốc từ Trung Quốc đều chứa melamine. Hàng loạt nước như Úc, New Zealand, Mỹ, Bangladesh, Đan Mạch, Ấn Độ… đều đồng loạt kiểm tra các sản phẩm chứa sữa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cùng ngày, Hong Kong cũng phát hiện một loại bánh ngọt lưu hành trên thị trường có nhãn hiệu Four Seas có chứa melamine. Bệnh viện ở Hong Kong hôm qua tiếp nhận thêm ba bệnh nhi bị suy thận.

Hôm qua, có thêm các nước như Indonesia, Bhutan, Malaysia, Philippines ra lệnh cấm nhập các sản phẩm liên quan đến sữa từ Trung Quốc, bên cạnh các lệnh cấm nhập sản phẩm sữa từ Trung Quốc. Thị trường dễ tính như châu Phi cũng bắt đầu ngưng nhập các tất cả sản phẩm từ sữa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các nước châu Phi này là Burundi, Gabon và Tanzania. Trước đó, Indonesia, vùng lãnh thổ Đài Loan, Nhật Bản, Singapore và Malaysia đã có quyết định cấm sữa từ Trung Quốc.

Trước đó, ngày 22.9, Trung Quốc sa thải lãnh đạo cơ quan Kiểm soát chất lượng sản phẩm vì không kịp thời giải quyết vụ việc, thậm chí để tình trạng tồi tệ hơn. Cổ phiếu của các công ty sữa Trung Quốc ngày 23.9 trên sàn Hong Kong giảm mạnh: Mengniu Dairy giảm 66%; Yili giảm 10% và Bright Dairy giảm 8,5%.

Kim Dung – Mai Hương
(Bloomberg, Reuters)

-


"Ngược dòng" vụ sữa nhiễm độc Trung Quốc

Scandal sữa nhiễm hóa chất của Trung Quốc đã bắt đầu từ tháng 12/2007 nhưng phải tới những ngày gần đây, khi số nạn nhân được xác nhận đã tăng lên tới hàng chục ngàn em nhỏ, người ta mới biết được tường tận "đường đi nước bước" trong vụ bê bối này.


Nhân viên kiểm định chất lượng Malaysia thu hồi các sản phẩm sữa Trung Quốc trong một siêu thị. (Ảnh: Reuters)
Nhân viên kiểm định chất lượng Malaysia thu hồi các sản phẩm sữa Trung Quốc trong một siêu thị. (Ảnh: Reuters)

Tháng 12/2007: Tập đoàn Tam Lộc nhận được những than phiền của người tiêu dùng rằng, sữa bột của họ khiến trẻ em bị ốm, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) dẫn lời kết quả điều tra của Hội đồng Nhà nước cho biết.

Tháng 6/2008: Tam Lộc biết sữa bột của họ có chứa hoá chất melamine.

Ngày 30/6: Cơ quan kiểm soát chất lượng Trung Quốc nhận được thông tin có năm em nhỏ ở tỉnh Hồ Nam phải nhập viện vì các triệu chứng sỏi thận, tất cả các bệnh nhi này đều uống sữa bột Tam Lộc.

Ngày 24/7: Một bác sĩ nhi khoa nói với các quan chức cơ quan kiểm soát chất lượng Trung Quốc rằng, ông đã chứng kiến 9 trường hợp bệnh nhi bị mắc sỏi thận do uống sữa bột Tam Lộc.

Ngày 2/8: Chính quyền thành phố Thạch Gia Trang, nơi Tập đoàn Tam Lộc đóng đô, đã báo cho Tam Lộc về vụ sữa bột của hãng nhiễm độc. Trong một cuộc họp ở hãng này, tập đoàn sữa Fonterra của New Zealand – nhà đầu tư chính ở Tam Lộc – đã biết về các trường hợp bệnh nhi ốm vì dùng sữa – và yêu cầu thu hồi sản phẩm khẩn cấp.

Ngày 6/8: Tam Lộc thu hồi sữa bột từ các nhà phân phối, nhưng không công bố việc thu hồi trước công chúng.

Ngày 8/8: Thế vận hội Olympic Bắc Kinh khai mạc và kéo dài tới 24/8.

Ngày 5/9: Fonterra báo cáo lên Thủ tướng New Zealand Helen Clark về vấn đề sữa nhiễm độc. Ba ngày sau, bà Clark yêu cầu các quan chức New Zealand thông báo cho Bắc Kinh.

Ngày 9/9: Quan chức thành phố Thạch Gia Trang báo cáo vụ việc cho chính quyền tỉnh Hà Bắc. Một ngày sau, tỉnh Hà Bắc báo cáo với chính quyền trung ương.

Ngày 11/9: Tam Lộc công khai thu hồi 700 tấn sữa bột trẻ em. Chính phủ trung ương cam kết sẽ trừng phạt nghiêm khắc những người chịu trách nhiệm. Tân Hoa xã thông báo có hàng chục trẻ em bị mắc sỏi thận và một em đã tử vong.

Ngày 13/9: Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Cường cho hay, 432 em dùng sữa bột Tam Lộc đã bị sỏi thận. Ông Cao chỉ trích việc Tam Lộc chậm trễ trong việc cảnh báo thông tin ra công chúng, đồng thời yêu cầu điều tra toàn bộ công ty sản xuất sữa bột trẻ em ở Trung Quốc. Phó tỉnh trưởng Hà Bắc cho hay, chính quyền đã thu giữ 2.176 tấn sữa Tam Lộc và thu hồi 8.218 tấn.

Ngày 15/9: Số trẻ em bị ốm vì uống sữa nhiễm độc đã tăng tới hơn 1.200 trường hợp, hai em tử vong. Cơ quan kiểm soát chất lượng Trung Quốc cho hay, nguyên nhân vụ sữa bẩn từ chính nhà cung cấp sữa nguyên liệu, nông dân đã trộn hoá chất độc hại vào sữa. Phó Chủ tịch Tập đoàn Tam Lộc xin lỗi người dân vụ bê bối, nhưng không giải thích việc chậm trễ công bố thông tin.

Ngày 16/9: Qua điều tra khắp 109 công ty sữa bột trẻ em, Trung Quốc phát hiện ra 22 đơn vị có sản phẩm chứa hoá chất melamine. Tổng Giám đốc Tập đoàn Tam Lộc Thiên Văn Hoa bị sa thải khỏi ban giám đốc.

Ngày 17/9: Hai công ty sữa lớn nhất Trung Quốc là Tập đoàn sữa Mông Ngưu và Tập đoàn Công nghiệp Yili thu hồi sản phẩm sữa bột. Bộ trưởng Y tế Trung Quốc cho hay, ba bệnh nhi đã tử vong và hơn 6.200 em bị ốm. Trung Quốc triển khai 5.000 nhân viên kiểm tra chất lượng đến các công ty sản xuất sữa trẻ em.

Ngày 18/9: Chính quyền địa phương bắt giữ thêm 12 người liên quan tới vụ bê bối. Cảnh sát đã thu giữ được hàng tấn hoá chất melamine.

Ngày 19/9: Cuộc khủng hoảng lan rộng sau khi Trung Quốc tuyên bố, kết quả kiểm tra cho thấy sữa nước do ba công ty sữa hàng đầu Trung Quốc sản xuất cũng có hoá chất độc hại.

Ngày 21/9: Bộ Y tế Trung Quốc cho hay, số trẻ em bị ốm do dùng sữa nhiễm độc đã tăng tới gần 53.000 em, trong đó có 12.892 em còn đang điều trị tại bệnh viện, 104 em trong tình trạng nguy kịch. Hongkong thông báo về trường hợp bệnh nhi đầu tiên bị ốm vì sữa bẩn bên ngoài Trung Quốc đại lục. Một em nhỏ 3 tuổi đã mắc chứng sỏi thận sau khi uống các sản phẩm sữa từ Trung Quốc.

Ngày 22/9: Ông Lý Trường Giang - Tổng cục trưởng Tổng cục Kiểm định Chất lượng quốc gia Trung Quốc từ chức.


Vợ tể tướng Lưu Gù phiền lòng vì sữa bột Tam Lộc

Vụ việc sữa bột Tam Lộc có chứa hóa chất độc hại không chỉ làm tổn hại đến danh tiếng của tập đoàn sữa bột hàng đầu Trung Quốc này mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng của nữ diễn viên Đặng Tiệp – người đại diện quảng cáo cho Tam Lộc.


Hình ảnh quảng cáo của Đặng Tiệp cách đây 3 năm
Hình ảnh quảng cáo của Đặng Tiệp cách đây 3 năm

Mấy ngày gần đây, sự việc sữa bột Tam Lộc có chứa chất hóa chất melamine độc hại, gây sỏi thận đã gây xôn xao dư luận ở trong và ngoài Trung Quốc. Đặng Tiệp - nữ diễn viên quen thuộc với khán giả Việt Nam qua các phim như: Hồng Lâu mộng, Tể tướng Lưu gù, Khang Hy vi hành, Bản lĩnh Kỳ Hiểu Lam... gặp phải không ít phiền hà vì vụ việc này.
Cách đây 3 năm, khi ký hợp đồng quảng cáo đại diện cho sữa bột Tam Lộc hẳn Đặng Tiệp không thể ngờ một ngày nào đó mình sẽ chịu nhiều điều tiếng và sức ép dư luận như thời điểm hiện nay. Mặc dù Đặng Tiệp chỉ đại diện quảng cáo cho Tam Lộc trong vòng nửa năm và ngoài cô cũng còn một số diễn viên khác như Nghê Bình, Tiết Giai Ngưng… cũng đại diện cho nhãn hiệu này, nhưng người phải gánh chịu nhiều búa rìu dư luận nhất là Đặng Tiệp.

Một người bạn thân của Đặng Tiệp nói với báo chí: "Đặng Tiệp chỉ đại diện cho Tam Lộc có nửa năm và sau đó cô và Tam Lộc không còn hợp đồng nào nữa". Hợp đồng đại diện quảng cáo đó của Đặng Tiệp trị giá 50.000 NDT, nhưng cái giá cô đang phải trả lại quá đắt. Báo chí đính kèm tên cô với vụ bê bối của Tam Lộc và đặc biệt là ngôn luận trên mạng yêu cầu cô phải có trách nhiệm với những phát ngôn trong đoạn quảng cáo của mình, người ta nói rằng vì tin tưởng vào hình tượng và uy tín của cô nên mới mua sữa bột Tam Lộc... Trách nhiệm đó với Đặng Tiệp là quá nặng nề, khó ai mà đoán trước được tập đoàn sữa bột lớn mạnh hàng đầu Trung Quốc lại có vấn đề về an toàn thực phẩm thậm chí gây chết người.

Đặng Tiệp mệt mỏi vì dư luận

Ngày 17/9 vừa qua, diễn viên Trương Quốc Lập trong buổi phỏng vấn với tại Thành Đô (thuộc tỉnh Tứ Xuyên) đã lên tiếng bảo vệ Đặng Tiệp, ông nói: "Đặng Tiệp đại diện quảng cáo cho Tam Lộc cũng cách đây 3 năm rồi, khi đó người ta cũng đã cung cấp thông tin và chứng minh cho chúng tôi về mức độ an toàn cũng như giải thưởng mà hãng sữa này đạt được. Đứng ở một góc độ khác, các bạn thử nghĩ xem có đài truyền hình nào không phát quảng cáo của họ hay không? Tại sao khi sự tình biến đổi thì lại đi truy cứu trách nhiệm của một diễn viên? Đây vốn là vấn đề về an toàn thực phẩm chứ không phải là vấn đề về phát ngôn, chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất vấn đề nằm ở đâu".
Trương Quốc Lập cũng thay cô giải thích thêm: "Mọi người đều biết Đặng Tiệp là một người con của Tứ Xuyên. Tích cách của người Tứ Xuyên là dám làm dám chịu. Sau khi sự việc đáng tiếc này xảy ra, không phải chúng tôi chỉ nói rồi đứng dậy phủi tay là xong, nhưng cũng không thể đứng ra nhận thừa nhận toàn bộ trách nhiệm về mình. Một người có thể đứng ra thừa nhận trách nhiệm nặng nề như vậy hay không?".

Vợ chồng Đặng Tiệp-Trương Quốc Lập trong phim Khang hy vi hành

Qua sự phân trần của Trương Quốc Lập những người thấu tình đạt lý chắc chắn sẽ hiểu và thông cảm cho Đặng Tiệp. Sự việc ngoài ý muốn này không chỉ làm cho một mình Đặng Tiệp mệt mỏi mà ngay cả diễn viên Tưởng Cần Cần cũng đang lo lắng không kém. Năm 2007, cô là người đại diện quảng cáo cho tập đoàn sữa Y Lợi. Sau khi xảy ra vụ việc sữa bột Tam Lộc, Bộ Y tế Trung Quốc cảnh báo về sự thiếu an toàn thực phẩm trong các sản phẩm sữa, Tưởng Cần Cần nhiều lần liên lạc với tập đoàn Y Lợi, hy vọng sẽ không có sự việc đáng tiếc nào xảy ra.

Tưởng Cần Cần đang e ngại vì quảng cáo này


TQ cam kết ngăn sản phẩm sữa nhiễm độc bán ra thị trường quốc tế

23/09/2008


Chính phủ Trung Quốc cam kết rằng họ sẽ ngăn không cho các sản phẩm sữa nhiễm độc được bán ra thị trường quốc tế. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra hứa hẹn vừa kể ngày hôm nay, một ngày sau khi giới chức đứng đầu công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm từ chức sau khi sữa độc gây tử vong cho 4 em bé và khiến hơn 53,000 em khác bị mắc bệnh thận. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stephanie Ho của đài VOA có bài tường thuật sau đây.

Shao Wenting, 1 year and 3 months old, lies on bed suffering from kidney stones after drinking Sanlu milk powder at a hospital in in Chengdu, Sichuan province, China
Bốn em bé Trung Quốc đã thiệt mạng vì uống phải sữa độc và hơn 53,000 em khác mắc bệnh thận
Sữa bột và các sản phẩm có sữa đã được thu hồi trên khắp Trung Quốc vì giới hữu trách phát giác là trong sữa có chất melamine. Hóa chất công nghiệp này gây ra bệnh sạn thận và có thể đưa chỗ suy thận. Bốn em bé Trung Quốc đã thiệt mạng vì uống phải sữa độc và hơn 53,000 em khác mắc bệnh.

Vụ tai tiếng ngày càng lan rộng này đã khiến một số giới chức chính phủ phải từ chức, trong đó có ông Lý Trường Thanh, Tổng cục trưởng Tổng cục Kiểm soát Chất lượng Quốc gia.

Một cư dân ở Bắc Kinh, ông Triệu Nhan nói với đài VOA rằng cần phải trừng trị nghiêm khắc hơn.

Ông Triệu nói rằng tỉnh trưởng tỉnh Hà Bắc cùng với viên bí thư tỉnh ủy của tỉnh này cũng phải chịu trách nhiệm đối với vụ sữa độc và phải từ chức.

Tỉnh Hà Bắc là bản doanh của Tập đoàn Tam Lộc, công ty sản xuất sữa bột lớn nhất Trung Quốc và là tâm điểm của vụ tai tiếng này. Ngoài công ty San Lu, hóa chất melemine cũng được trong các sản phẩm sữa của 21 công ty khác.

Nhiều nước Á Châu cũng bị đe dọa bởi sản phẩm sữa độc của Trung Quốc. Giới hữu trách Brunei, Hồng Kông, Nhật Bản và Singapore đã ra lệnh cấm mua bán hoặc thu hồi các sản phẩm sữa Trung Quốc.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du, hôm nay cho biết rằng Trung Quốc đã thông báo đầy đủ cho Tổ chức Y tế Thế giới và các chính phủ có liên hệ.

Jiang Yu
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Khương Du
Bà Khương Du nói rằng chính phủ Trung Quốc đang tiến hành một cuộc điều tra cặn kẽ và sẽ tiếp tục giữ liên lạc chặt chẽ với các giới chức phụ trách vấn đề an toàn thực phẩm ở các nước khác.

Trong khi đó, giá cổ phiếu tại Hồng Kông của Công ty Mãnh Ngưu, công ty sữa tươi lớn nhất Trung Quốc, đã sụt gần 60% sau khi sản phẩm của họ bị phát giác là có chứa melamine.

Một chuyên viên chứng khoán của Công ty Chứng khoán Fulbright ở Hồng Kông, ông Francis Lun, cho rằng công nghiệp sữa của Trung Quốc giờ đây đã bị sụp đổ.

Ông Lun nói: "Không ai uống sữa nữa và không ai mua các sản phẩm có sữa nữa. Phải mất một thời gian rất lâu trước khi công nghiệp sữa có thể hoạt động bình thường trở lại và Công ty Sữa Mãnh Ngưu mới có thể cung ứng các sản phẩm sữa."

Hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Quốc cho biết: từ hồi tháng 6 Tập Đoàn Tam Lộc đã biết rõ là sữa bột mà họ sản xuất có vấn đề.

Tuy nhiên, công ty này đã đợi mãi cho tới tháng 8 mới thông báo cho giới hữu trách địa phương về vấn đề nhiễm độc melamine. Và chính quyền địa phương cũng lại đợi cho tới đầu tháng 9, sau khi Olympic Bắc Kinh kết thúc, mới thông báo vấn đề nhiễm độc này cho chính phủ trung ương.


Vị "đắng" sữa độc trẻ em Trung Quốc


Dư luận quốc tế tiếp tục lo ngại về vụ sữa độc Trung Quốc và như phóng viên của BBC News tại Bắc Kinh, Michael Bristow nhận định cường quốc này vẫn không thể bảo vệ nổi công dân của họ khỏi nhiễm độc thực phẩm.
Mặc dù đã có nhiều vụ việc được phát giác thời gian gần đây về các sản phẩm lương thực kém tiêu chuẩn, các thanh tra Nhà nước đã không thể ngăn ngừa được việc trẻ em dùng phải các loại sữa bột nhiễm độc.

Luật pháp tỏ ra nghiêm ngặt nhưng việc thực thi lỏng lẻo có thể là một phần của vấn đề. Và trên thực tế Trung Quốc cũng có một số lượng lớn các nhà cung cấp thiếu lương tâm.

Cho đến nay, đã có ba trẻ em thiệt mạng và hơn 6.000 trẻ khác bị bệnh sau khi uống sữa bột.

Gần 160 trường hợp trong số này được phát hiện mắc chứng suy thận cấp.

Theo Bộ trưởng Y Tế Trung Quốc, Trần Chúc, tất cả các trẻ này đã bị bệnh nặng sau khi uống sữa bột do công ty sữa Tam Lộc (Sanlu) sản xuất.

Thế nhưng vụ scandal này đã không chỉ giới hạn đối với một công ty.

Trong một thống kê cao hơn chắc chắn sẽ làm chính phủ lo ngại, các thanh tra đã tìm thấy chất độc melanine trong sữa bột được sản xuất bởi 22 công ty khác nhau.

Tức là cứ năm công ty, lại có một nhà sản xuất có sử dụng chất độc trong sản phẩm sữa của mình.

Chủ quan hay vô trách nhiệm?

Theo tờ China Daily, một người đàn ông bị bắt trong vụ scandal đang diễn ra thú nhận đã trộn chất melanine vào sữa, mặc dù biết chất này gây hại cho sức khoẻ.

Người đàn ông này nói thêm rằng gia đình ông ta đã không hề uống sữa bị nhiễm độc.

Trong khi đó một quan chức cao cấp của chính phủ nói tại một buổi họp báo hôm thứ Tư tuần trước là Trung Quốc không kiểm nghiệm chất melanine vì chính phủ không nghĩ là sẽ có ai đó cho chất này vào sữa bột.

Người đứng đầu cơ quan thanh tra chất lượng của Chính phủ, Lý Trường Giang nói:

"Không có các yêu cầu đặc biệt thanh tra các chất độc... vì các loại hoá chất này không được phép cho vào thực phẩm."

Lời buộc tội mạnh mẽ

"Thử nghĩ xem, nếu sữa bột đã có vấn đề thì cũng rất có thể sữa tươi cũng bị"
Một phụ nữ Trung Quốc nói


Theo phóng viên Michael Bristow, có lẽ lời buộc tội mạnh mẽ nhất đối với toàn bộ hệ thống chất lượng và an toàn thực phẩm Trung Quốc đến từ những trải nghiệm của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng Trung Quốc là những người phải ăn và uống những sản phẩm đầy rủi ro và nghi ngờ này từ các cửa hàng, chợ búa và siêu thị.

Ông Điền Quảng Thái, đang chăm sóc cô cháu gái bốn tháng tuổi của mình nói:

"Thật là quá đáng, chẳng ai có thể ăn, uống được bất cứ thứ gì nữa."

Chị Vương Ly, một phụ nữ có con trai ba tuổi đã dừng uống sữa từ năm ngoái, hiện đang lưỡng lự, không muốn cho con uống sữa tươi nữa.

Bà mẹ trẻ này nói: "Thử nghĩ xem, nếu sữa bột đã có vấn đề thì cũng rất có thể sữa tươi cũng bị."

Phản ứng của chính phủ sau vụ scandal sữa trước đây vào năm 2004 đã cho thấy người tiêu thụ khó khăn ra sao trong việc đánh giá đâu là sản phẩm an toàn để tiêu thụ, rất lâu sau đó.

Tại thời điểm hiện nay, các bậc cha mẹ được thông báo có thể lựa chọn 30 loại nhãn hiệu sữa đã được nhà nước cho phép.

Thế nhưng, vẫn theo phóng viên Michael Bristow của BBC, kết quả xét nghiệm gần đây phát hiện rằng một số sản phẩm được nhà nước cho phép sử dụng này lại cũng bị nhiễm độc bởi chất melanine.


Michael Bristow


TQ: Chính Phủ Không Kiểm Soát Hết Việc Thu Mua Sữa

Thứ Tư, 9/24/2008, 12:02:00 AM

BẮC KINH - Bộ trưởng nông nghiệp Sun Zhengcai nhận rằng hệ thống thu mua sữa vuột ngoài tầm kiểm soát đã bị lạm dụng đưa tới vụ nhiễm độc melamine làm ngã bệnh 54,000 trẻ em và gây ra 4 tử vong.

Ít nhất 6 nước châu Á đã cấm nhập cảng sản phẩm sữa nguồn gốc Hoa Lục và Liên Hiệp Âu Châu đã yêu cầu cơ quan thuế trông chừng các hàng hoá nhập cảng từ Trung Quốc. Sản phẩm sữa của 22 doanh nghiệp TRung Quốc có melamine. Các nhà cung cấp đã thêm melamine vào sữa với ý định làm tăng hàm lượng giả tạo của protein và hạ chi phí.

Theo tin của đài truyền hình trung ương, công ty sữa Sanlu đã nhận đuợc các than phiền từ Tháng 12 nhưng không báo cáo ngay.

Chiều Thứ Hai, bộ trưởng Sun nói tại hội nghị quy tụ các viên chức y tế và an ninh rằng melamine có lẽ đã đuợc trộn vào sữa thu mua của các chủ trại chăn nuôi. Ông nhận rằng tiến trình thu mua sữa tươi là ngoài kiểm soát.

Mặt khác, nhóm tập trung 316 cơ sở sữa và bán lẻ ra thông cáo chung khẳng định quyết tâm bảo vệ tính an toàn của sản phẩm sữa.


Sữa mẹ đắt hàng nhờ bê bối sữa bột

Một bà mẹ mới sinh con đã tìm thấy cơ hội kinh doanh giữa lúc vụ scandal sữa nhiễm hoá chất đang gây hoang mang cho rất nhiều bậc phụ huynh ở Trung Quốc. Bà mẹ trẻ quyết định bán sữa mình cho các em nhỏ khác ở mức giá nhất định.

Người phụ nữ 32 tuổi họ Hoàng nói rằng, cậu con trai ba tháng tuổi của cô không bú hết sữa mẹ, vì thế, cô quyết định đem bán sữa mình, với giá 300 Nhân dân tệ/ngày (44USD).

Chị Hoàng sống ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên nói rằng đã nhận được khoảng 30 cuộc gọi từ các khách hàng tiềm năng. "Chồng tôi hoàn toàn ủng hộ tôi trong việc này", chị cho biết.

Bà mẹ bán sữa cho hay, chị thích khách hàng sẽ sống cùng trong nhà cô hoặc thuê căn hộ nào gần đó, với giá chừng 1.000 Nhân dân tệ/tháng, để đảm bảo nguồn cung cấp sữa cho con cái họ hoàn toàn trong sạch, nguyên chất.

Chị Hoàng nói: "Sữa mẹ chỉ nên dùng trong nửa giờ, vì sau đó có thể biến chất".

Trả lời câu hỏi liệu khách hàng có lo lắng về sức khoẻ của người cung cấp sữa cũng như độ an toàn của sữa, chị Hoàng quả quyết sẽ đi cùng họ tới bệnh viên để xét nghiệm kiểm tra toàn bộ.

"Tôi có nguồn sữa tốt và con tôi không thể bú hết", chị nói trong đoạn quảng cáo trực tuyến đưa lên một trang web. "Mỗi ngày, tôi phải vắt đi khoảng hơn 2kg sữa, đây quả là sự lãng phí", Hoàng cho biết.

Chị kể rằng đã đọc về những người mẹ ở nhiều thành phố lớn như Thâm Quyến, có thể kiếm được hơn 18.000 Nhân dân tệ/tháng.

Hành động của chị Hoàng đã gây ra cuộc tranh cãi lớn trong cộng đồng mạng. Có người đã gọi chị là "bà mẹ điên rồ", nhưng người khác thì cho rằng, xã hội hiện đại có đầy đủ các cơ hội kinh doanh, và nó tuỳ thuộc vào việc mọi người sử dụng thế nào.

Một số người nói chị Hoàng ra giá quá đắt, nhưng cũng có người cho nó đáng "đồng tiền bát gạo" trong tình cảnh vụ scandal sữa bẩn đang ngày một lan rộng.

Dương Dũng Đào, Giám đốc khoa dinh dưỡng bệnh viên Thành Đô cho rằng, không có luật pháp nào ngăn cản điều này.

Tại Thâm Quyến, nhu cầu vú nuôi đang phát triển rất mạnh khi những bà mẹ lo lắng về chất lượng sữa bột, đã cố gắng tìm kiếm người nuôi con bằng nguồn sữa mẹ. Ái Tiểu Hùng, quản lý loại hình dịch vụ này ở Thâm Quyến cho hay, số lượng các cuộc gọi tìm vú nuôi tăng đến 10 cuộc gọi/ngày.



Đài Loan: Ngưng Dùng Sữa Nguồn Gốc Lục Địa


Thủ Tướng Trung Quốc mô tả các nhà sản xuất sữa là vô lưong tâm, và hưá sẽ xiết chặt luật lệ kiểm soát an toàn thực phẩm để bảo vệ dân chúng - 4 trẻ em đã chết vì sữa bột nhiễm độc melamine. Nạn nhân ngoài lục địa Trung Quốc là 1 bé gái Hongkong 3 tuổi.

Đài Loan cũng đã ra lệnh cấm sản phẩm sữa nguồn gốc Trung Quốc - các nhà điều tra Trung Quốc đã bắt giữ ít nhất 18 người liên can, 2 chính phạm có thể bị kết án tử hình.

Viên chức đứng đầu cơ quan kiểm soát phẩm chất hàng hoá đã từ chức và HĐ Nhà Nước cử ông Wang Yong thay thế, theo tin của Tân Hoa Xã.

Ngoài ra, các viên chức xác nhận 12 người tuổi từ 1 đến 17 đang đuợc khám nghiệm để biết có bị nhiễm melamine hay không - hồi tối chủ nhật, đường điện thoại nóng về sữa trúng độc nhận đuợc 195 cú điện thoại tham khảo của những người tuổi từ 4 đến 55, trong số này 16 người báo cáo triệu chứng của bệnh thận như là khó tiểu tiện.

Tại thủ đô Đài Loan, quán cà-phê Mr. Brown đã ngưng dùng sản phẩm sữa nguồn gốc Trung Quốc, tuy hãng Thụy Sĩ hợp tác với Trung Quốc làm sữa hiệu Nestle khẳng định là an toàn


Châu Á quan ngại sữa Trung Quốc
Hai ông bố bà mẹ đưa con tới khám tại bệnh viện ở Bắc Kinh
Có tin hơn 50 nghìn trẻ em Trung Quốc đã bị bệnh
Các nước châu Á xét nghiệm các sản phẩm sữa Trung Quốc, giữa lúc có quan ngại về sữa nhiễm chất hóa học melamine.

Bốn em nhỏ Trung Quốc đã tử vong sau khi uống loại sữa nhiễm độc trong khi 13 nghìn em vẫn còn đang được chữa trị trong bệnh viện.

Bốn em nhỏ Hong Kong đã được chuẩn đoán bị sỏi thận sau khi uống loại sữa từ đại lục.

Theo báo chí Trung Quốc, Tam Lộc, tập đoàn là tâm điểm trong vụ scandal sữa, đã không báo cáo về các vấn đề liên quan tới sức khỏe người sử dụng trong nhiều tháng.

Tin từ đài truyền hình quốc gia Trung Quốc cho hay, Tam Lộc đã nhận được phàn nàn về bốn trẻ em bị bệnh từ hồi tháng 12 năm ngoái nhưng không thông báo tình hình với chính quyền cho tới tháng Chín năm nay.

Bản tin này dường như là một sự thừa nhận chính thức đầu tiên về chuyện tin tức liên quan tới sức khỏe của người sử dụng đã bị cố tình che giấu.

Brunei, Indonesia, Singapore, Malaysia, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản Bangladesh, Gabon, Burundi và Philippines đang kiểm nghiệm các sản phẩm sữa của Trung Quốc hay đã rút chúng khỏi sạp hàng.

Rút khỏi sạp

Nhãn hiệu cà phê hàng đầu của Mỹ Starbucks đã ngừng phục vụ đồ uống có pha sữa tại nhiều điểm bán hàng ở Trung Quốc.

Một số công ty lớn cũng đang kiểm nghiệm sản phẩm tại một số nước châu Á hoặc không tiếp tục bán các sản phẩm này.

Malaysia đã mở rộng lệnh cấm bán các sản phẩm làm từ sữa như kẹo, chocolate hoặc các loại thực phẩm khác có sữa.

Tại Nhật, một nhà phân phối lớn đã rút sản phẩm bánh bao làm từ sữa Trung Quốc khỏi các siêu thị.

Một số thống đốc còn kêu gọi chính phủ ngừng nhập khẩu tất cả các sản phẩm sữa của Trung Quốc.

Nhiều ông bố bà mẹ tại châu Á quan ngại rằng con cái của mình có thể đã uống loại sữa nhiễm độc.

Mary Yu, một bà mẹ người Hong Kong, nói với hãng AP: "Tôi lo lắng cho sức khỏe con mình, nên phải đưa con tới bệnh viện khám để xem sao".

Có tin các nhà phân phối đã cho thêm chất cấm vốn để dùng sản xuất nhựa là melamine vào các sản phẩm sữa để chúng trông giàu protein hơn.



Nạn nhân vụ sữa nhiễm hóa chất Trung Quốc đã vượt ra ngoài đại lục

ảnh minh họa
ảnh minh họa

Theo Tân Hoa xã, số trẻ em Trung Quốc phải nhập viện vì uống sữa nhiễm hóa chất độc đã tăng lên con số gần 13.000 em. Trong khi đó, nạn nhân của vụ bê bối sữa đã vượt ra ngoài đại lục, khi Hồng Kông phát hiện trường hợp đầu tiên bị sỏi thận.

Theo chính quyền Hồng Kông, bé gái 3 tuổi đã bị chuẩn đoán mắc sỏi thận sau khi uống sữa có nhiễm hóa chất mêlamin. Đây là trường hợp đầu tiên được phát hiện bên ngoài lục địa trong vụ bê bối sữa. Tuy nhiên, hiện sức khỏe của bé gái vẫn rất tốt, và đã được xuất viện.

Cha mẹ bé gái đã đưa con tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe do cô bé được uống 2 đến 3 thìa sữa ít béo của tập đoàn sữa Y Lợi, Trung Quốc, mỗi ngày trong suốt 15 tháng qua. Y Lợi là một trong 22 công ty có sản phẩm sữa bị thu hồi trong vụ bê bối sữa nhiễm hóa chất mêlamin hiện nay.

Trong khi đó, theo Tân Hoa xã, Bộ Y tế Trung Quốc cho biết tính đến hôm qua 12.892 em bé đã phải nhập viện, với 104 em ở trong tình trạng nguy kịch.

Bộ Y tế cũng cho biết 1.579 em đã được "chữa trị" và xuất viện. Ngoài ra, các bệnh viện trên toàn quốc cũng đã kiểm tra khoảng 40.000 em nhỏ.

Mêlamin đầu tiên được phát hiện trong sữa bột trẻ em, và sau đó, được phát hiện cả trong sữa nước, sữa chua, kem, dẫn đến các nhà chức trách Trung Quốc phải thu hồi hàng loạt sản phẩm.

Theo Shigeru Omi, giáo đốc của Tổ chức Y tế thế giới tại Tây Thái Bình Dương, hôm qua cho biết Brunei, Bangladesh và Burundi là những nước mới nhất cấm nhập khẩu các sản phẩm sữa Trung Quốc. Trước đó, các nước như Gabon và Tanzania ở châu Phi và Malaysia cùng Singapore cũng đã ngưng nhập khẩu sản phẩm sữa của Trung Quốc. Ngoài ra, một công ty của Nhật đã thu hồi hàng ngàn bánh bao có nguyên liệu làm bằng sữa Trung Quốc, do lo ngại chúng bị nhiễm độc.



WHO hợp tác với TQ vào lúc vụ tai tiếng sữa nhiễm độc lan rộng

21/09/2008


In this photo released by China's Xinhua News Agency, a nurse takes care of sickened child at Hebei People's Hospital in Shijiazhuang, 16 Sep 2008
Y tá săn sóc một em bé bị sạn thận vì uống sữa nhiễm độc
Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho hay đang hợp tác chặt chẽ với nhà chức trách Trung Quốc để kiềm chế mối đe dọa về sữa bị nhiễm độc, mà một số người e rằng có thể tràn qua biên giới Trung Quốc.

Giám đốc vùng Tây Thái bình dương của WHO nói với các ký giả tại Manila hôm nay rằng Trung Quốc đang đi theo đúng hướng qua việc thu hồi các sản phẩm và tăng cường các cuộc kiểm tra an toàn thực phẩm.

Nhưng ông nói rằng chính phủ Trung Quốc cần phải cải tiến cả các cơ sở phòng thí nghiệm lẫn các hệ thống báo cáo, và nêu ra rằng các cơ quan chính phủ đã không thông tin liên lạc với nhau vào lúc đầu xảy ra vụ tai tiếng.

Sữa bị nhiễm độc chất melamine đã bị cho là gây thiệt mạng cho 4 trẻ sơ sinh và làm hơn 6,200 trẻ em bị đau ốm tại Trung Quốc.

Malaysia và Singapore đã cấm sữa nhập từ Trung Quốc. Nhà chức trách Miến Điện hứa sẽ tịch thu và tiêu hủy các sản phẩm sữa của Trung Quốc.



Cửa Tiệm Pháp, Mỹ Dẹp Bỏ Sữa TQ


Siêu thị Pháp Carrefour tại Trung Quốc đã cho thu hồi toàn bộ các hiệu sữa bột Trung Quốc, trong khi hệ thống tiệm cà phê Hoa Kỳ Starbucks cho ngừng phục vụ sữa tại nhiều tiệm ở Trung Quốc hôm Thứ Sáu trong khi khủng hoảng nhiễm độc sữa đã làm 4 trẻ sơ sinh chết và nhiều ngàn em khác bệnh.