21 October 2011

[customer service] - câu chuyện dĩa cơm mỡ hành và máy tính tiền | Francis Hùng

2h chiều, đói bụng – vào foodcourt, tới quầy của một thương hiệu nổi tiếng về Phở nhưng gọi cơm tấm vì muốn ăn cơm. Nhìn menu, chọn phần cơm đề giá là 50,000vnd, nhưng khi cô thu ngân bấm mã số của phần cơm đó thì máy tính tiền lại hiện lên 55,000vnd

hình : thay vì nói A Di Đà Phật , sẽ được thay bằng A Ji Nô Mô Tô, hợp đồng 3 tháng (minh họa nhảm , ko liên quan gì đến đến bài viết)
.

.
.
- Cô thu ngân gọi anh phục vụ của quầy phở "
.
• Cô thu ngân “Sao máy móc gì kỳ vậy? menu đề 50,000vnd mà máy lại hiện lên 55,000vnd, làm  sao tính tiền cho khách?”
.
.
° Anh phục vụ  “chắc bạn bấm nhầm, đâu bấm lại mã số coi xem sao”!
.
• Cô thu ngân (mở máy bấm lại, miệng làu bàu - làm ăn gì kỳ cục không biết!!!) "– đây nè, xem đi, cũng hiện lên sai nè”
.
.
- Khách hàng (Francis Hùng), vừa đói vừa sốt ruột vội nói với anh phục vụ " chút xíu xử lý vụ máy móc sau được không, bạn về quầy và order giúp tôi phần cơm."
.
.
° Anh phục vụ " dạ anh đợi chút; tiếp tục tranh luận với cô thu ngân “hôm đó đã sửa rồi, hôm nay sao kỳ vậy, có bấm nút nào sai không?"
.
• Cô thu ngân “sai đâu mà sai, không sửa thì có”
.
- Francis Hùng   “bạn ơi, đã hơn 2g chiều rồi, tôi rất đói bụng, bạn order cơm dùm tôi, giá nào tôi trả cũng được hết, nhớ đừng để mỡ hành vào cơm nhé”
.
.
° Anh phục vụ  “nhớ rồi anh”
.
Một lát sau, anh phục vụ mang cơm ra, phía trên chan đầy mỡ hành.
.
- Francis Hùng  Hồi nãy tôi dặn không để mỡ hành vào cơm tấm sao bây giờ lại để vào cơm
.
° Anh phục vụ " àh quên, anh đợi chút
.
Một lát sau... mang ra dĩa cơm – hành biến mất nhưng mỡ vẫn còn
.
- Francis Hùng " Anh thay dĩa cơm mới cho tôi, hành lấy ra được, còn mỡ thì không nên phải thay dĩa mới
.
.
Nhưng cuối cùng đói quá nên Francis Hùng “làm” luôn dĩa cơm đó, khỏi thay đổi.
.
.
.
.
.
.
Bài học về phục vụ ở đây " Tại sao mặc dù được dặn dò rất kỹ, nhân viên phục vụ vẫn làm sai yêu cầu của khách hàng?"
.
.
Khi có vấn đề nội bộ xảy ra, nhân viên thường có khuynh hướng tập trung vào giải quyết xem lỗi của ai, bất chấp có sự hiện diện của khách hàng ở đó, điều này sẽ gây khó chịu rất nhiều cho khách hàng.
.
.
Nhân viên cần phải nhận thức “khách hàng là lý do để chúng ta làm việc”, nên khách hàng phải được phục vụ ưu tiên trước những vấn đề nội bộ khác. Phải  quan sát thái độ khách hàng để phục vụ chứ không phải tập trung vào những thứ có thể xử lý nội bộ sau.
.
.
Rất tiếc, nhiều địa điểm kinh doanh vẫn mắc phải “lỗi dịch vụ” này ở cấp độ “phổ biến”.
.
.
.
.