21 October 2011

[law] - góc nhìn khác vụ 'chất độc da cam" | Francis Hùng


.
Ý tưởng mà tôi sắp viết ra đây được ấp ủ từ những năm tháng tôi theo học ngành Luật – Làm cách nào để xây dựng một thương hiệu quốc gia mạnh? Điều đó phải dựa trên lợi thế cạnh tranh quốc gia thật sự từ đó hoạch định một chiến lược dài hạn để tạo nên thương hiệu quốc gia. Việc này đòi hỏi các công cụ xây dựng thương hiệu phải tạo dựng cho được một hình ảnh đồng nhất ( single image), tránh trường hợp “ trống đánh xuôi kèn thổi ngược” sẽ không dẫn đến thành công trong việc xây dựng thương hiệu.
 .
hình : quảng cáo Freshlife với slogan "Lột xác để bắt đầu cuộc sống mới". Minh họa nhảm, không liên quan gì đến nội dung bài viết
.
Những năm trở lại đây thông qua phương tiện truyền thông, ta biết các đoàn thể bắt đầu quyên góp kinh phí để tiến hành vụ kiện các công ty hóa chất của Mỹ, yêu cầu họ bồi thường vì đã sản xuất ra hóa chất sử dụng trong cuộc chiến tranh VN mà ta quen gọi là “ chất độc màu da cam”. Kết quả xử ở tòa án cấp liên bang xử ta thua “ xấc bấc xang bang”. Tại sao lại như vậy? Tại sao các công ty hóa chất này đồng ý bồi thường cho quân nhân Mỹ từng tham chiến ở VN bị tác hại của Chất độc da cam, trong khi họ từ chối bồi thường cho người VN bị ảnh hưởng?
 .
.
Để giải thích quyết định  của tòa án Mỹ, tôi đưa ra một ví dụ như thế này, đọc giả sẽ dễ hiểu hơn – Giả sử có một tên tội phạm sử dụng một con dao Thái đâm chết người, gia đình nạn nhân đâm đơn kiện công ty sản xuất dao Thái Lan vì đã gián tiếp tạo ra cái chết cho người thân của họ, chắc đọc giả cũng hiểu kết quả vụ kiện thế nào rồi! Tòa không thể xử gia đình thân nhân nọ thắng kiện được.
 .
.
Tuy nhiên, cũng trường hợp trên, nếu người tiêu dùng sử dụng dao Thái để gọt  trái  cây, xắt  rau…nhưng do lỗi của nhà sản xuất, cán dao bị gẫy  dẫn đến đứt tay khi sử dụng, thì người tiêu dùng hoàn toàn có quyền kiện đòi công ty dao Thái bồi thường thiệt hại do lỗi sản phẩm.
 .
.
Vụ kiện da cam của ta cũng “ y chang” như ví dụ trên. Các công ty hóa chất bồi thường cho quân nhân Mỹ ( vì họ ( quân nhân) là khách hàng trực tiếp sử dụng sản phẩm, còn việc họ sử dụng như thế nào, cho mục đích gì thì chỉ có chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm chứ các công ty hóa chất không thể liên đới được.
 .
.
Các đoàn thể của ta đã tốn rất nhiều nỗ lực/ kinh phí chi trả cho vụ kiện ( tiền thuê các luật sư), chi phí đi lại của các nạn nhân “ tiêu biểu” mà kết quả lại bị xử thua. Nếu để nguồn kinh phí đó hỗ trợ cho nạn nhân trong nước sẽ giúp ích nhiều hơn.
 .
.
Bây giờ tôi nói về thương hiệu quốc gia bị ảnh hưởng như thế nào khi có vụ kiện “ Rùm beng” này " Chúng ta lôi kéo truyền thông trong nước và quốc tế nhấn mạnh hậu  quả thảm khốc của chất độc da cam lên vùng đất, con người VN như thế nào thì hàng nông sản của VN xuất đi các nước càng khó, thậm chí bị từ chối thẳng thừng. Ai mà không sợ cơ chứ, khi sản phẩm nông nghiệp này được nuôi trồng ở một đất nước mà đất và nước thậm chí con người bị đầu độc bằng chất hóa học mà hậu quả kéo dài cả mấy thế hệ. Do đó, chúng ta càng khắc họa hình ảnh nạn nhân đáng thương chừng nào thì nông sản của chúng ta càng không bán được  chừng đó ( nên nhớ là VN là nước nông nghiệp có tới gần 80% dân số sống bằng nghề nông).
 .
.
Do đó, đây là ví dụ tiêu biểu của việc “ trống đánh xuôi kèn thổi ngược”, khi đất nước mở cửa hòa nhập với thế giới bên ngoài. Chúng ta lên án những người đã sử dụng chất độc lên đất nước chúng ta, nhưng cũng nên ghi nhớ rằng, lịch sử đáng buồn đó hãy để nó trôi qua, quyết định sử dụng hóa chất đó được thực hiện bởi nhưng con người đã gần xuống lỗ và hoàn cảnh lịch sử đã qua. Cái mà ta quan tâm hiện nay là cuộc sống của 80% nông dân chúng ta, mình phải tạo “ đầu ra” cho sản  phẩm mồ hôi nước mắt của họ chứ.
 .
.
Điều này đòi hỏi những người “ chủ xị” vụ kiện phải sáng suốt để quyết định chiến lược đúng. Có nhiều giải pháp để chúng ta vẫn giúp ích được đồng bào nhưng không đối đầu dưới góc độ pháp lý, ví dụ lập quỹ từ thiện kêu gọi các công ty tập đoàn của Mỹ quyên góp giúp đỡ nạn nhân thì tôi nghĩ phía đối tác sẽ dễ dàng thực hiện hơn là chọn thế đối đầu.
.
.
Thương hiệu quốc gia là vấn đề rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Các nhà làm chính sách phải rất cẩn trọng để phát triển tầm nhìn dài hạn hơn, hãy nghiên cứu vấn đề quản trị rủi ro đối với thương hiệu. Xin mượn câu nói của Steven Covey " Begin with the end in mind", trước khi làm điều gì  hãy tiên liệu kết quả sau cùng
.
.

.
.

.