26 November 2011

củ cải đường

Trồng thí điểm củ cải đường ở Việt Nam



Các công ty Syngenta và Vedan đang thực hiện "Chiến lực phát triển củ cải đường nhiệt đới" tại VN. Hiện đã có khoảng 100 ha củ cải đường đang được trồng ở nhiều nơi như Đồng Nai, Tây Ninh, Hà Tĩnh, Phan Thiết...







Các giống củ cải đường được trồng ở VN là các giống chịu nhiệt do Công ty Syngenta lai tạo. Ba giống củ cải đường chịu nhiệt được đưa vào trồng thử nghiệm ở VN là Posada, Doratea và HI 0064. Khi được 1,5 tháng tuổi, cây có thể chịu được 45oC.

Sau 5 đến 6 tháng, khi thu hoạch, trọng lượng một củ cải đường từ 2 -3 kg. Ước tính, một ha sẽ cho khoảng 80 tấn củ cải đường. Hàm lượng đường trong củ cải đường từ 14-18%, trong khi hàm lượng đường trong mía chỉ từ 10 - 12%. Do đó, trồng một ha củ cải đường sẽ thu họach được từ 11 -16 tấn đường. Còn trồng mía chỉ thu được từ 6 - 10 tấn đường.


Theo thống kê của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ sản xuất mía đường2004 – 2005 vừa kết thúc nhưng sản lượng đường chỉ đạt 1 triệu tấn, thiếu so với nhu cầu dùng cho các ngành sản xuất và tiêu dùng khoảng 15 vạn tấn...


Theo Công ty Syngenta, một ưu điểm khác của củ cải đường là thời gian thu họach ngắn (5-6 tháng, so với mía là 12 tháng).

Trong khi đó, mỗi vụ trồng củ cải đường cần lượng nước tưới 600-800mm, chỉ bằng 1/3 so với mía. Với cây củ cải đường, nông dân có thể cải tạo cơ cấu đất, thành phần của luân canh và nâng cao năng suất mùa vụ.

Bên cạnh trở thành nguyên liệu cho việc sản xuất đường, củ cải đường còn là nguyên liệu cho ngành chế biến ethanol, một lọai nhiên liệu dùng để phối trộn với xăng tạo ra gasohol. Một tấn củ cải đường có thể chế tạo được 90 lít ethanol. Một ha của cải đường có thể sản xuất được 7.200 lít ethanol

Đại diện công ty Syngenta cho biết, nếu việc trồng thí điểm củ cải đường chịu nhiệt thành công, sẽ phát triển diện tích trồng củ cải đường tại VN vào năm 2006 từ 5.000 - 10.000 ha, và 10.000 - 20.000 ha vào năm 2007.

Củ cải đường chịu nhiệt đã được trồng thử nghiệm tại Ấn Độ và một số nước ở Nam Phi vào những năm 1955. Đến năm 2004, tại Ấn Độ, củ cải đường đã được phát triển và trồng thương mại, ở những vùng mà lượng mưa hàng năm chỉ có 500 - 600mm. Các nhà máy chế biến đường từ mía chỉ cần trang bị thêm một số thiết bị ở giai đoạn đầu là có thể thu đường từ củ cải đường. Thay vì máy ép mía, người ta sẽ đầu tư các loại máy móc để xay nghiền củ cải đường.





Cày đất càng sâu càng tốt. Máy lên luống tạo thành luống đôi hay luống đơn cũng được.



Làm rãnh thoát nước trước khi gieo hạt.






Chuẩn bị đất trước khi gieo hạt. Không trồng củ cải đường trên những vùng đất trước kia đã từng trồng đậu xanh, đậu phụng, xà lách, bó xôi.



Gieo hạt khô, khoảng cách 50 *20. Một ha có thể trồng được 100.000 cây.




Cây con sau 10 ngày sau gieo hạt.



...15 ngày sau...




..25 ngày sau..



--30 ngày sau...




...40 ngày sau..



...65 ngày sau...




Không phủ đất che kín đỉnh sinh trưởng của cây củ cả đường.



Củ cải đường sau 120 ngày phát triển...






Cây củ cải đường 1,5 tháng tuổi. Lúc này, cây có thể chịu được nhiệt độ 45oC.