5 March 2010

[info] HSG huy động vốn cho dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen – Phú Mỹ

bài viết của (TBKTSG Online) và vcsc.com
download nguyên xi bài viết : 

Nhà máy đã được Hoa Sen Group khởi công từ tháng 5-2009 với tổng vốn đầu tư tài sản cố định trên 2.300 tỉ đồng gồm một dây chuyền mạ thép dày công nghệ NOF (công suất 450.000 tấn/năm); một dây chuyền mạ màu (180.000 tấn/năm); năm dây chuyền thép cán nguội (1.000 tấn/năm) cùng các dây chuyền phụ trợ.

Đang dẫn đầu phân khúc tôn mạ cả nước hiện nay là HSG với 26% thị
phần, kế đến là Sun Steel (14,7%) và Tôn Phương Nam (12,4%). Một số doanh
nghiệp liên doanh và nước ngoài khác cũng chiếm thị phần chi phối trong thị
trường tôn mạ nội địa như Perstima VN (Malaysia - 9,3%), Blue Scope Steel
(Australia - 8,1%) và LD Posvina (LD Việt Nam & Posco Hàn Quốc - 6,2%)

HSG có kế hoạch đưa vào khai thác 5
dây chuyền sản xuất có tổng công suất là 1 triệu tấn/năm (công suất mỗi dây
chuyền là 200.000 tấn/năm) theo tiến độ từng năm bắt đầu từ đầu năm 2011
đến 2013 như sau:
Thép cuộn cán nguội Công suất (tấn/năm) Hoạt động
Dây chuyền hiện tại 180.000
Dây chuyền mới 1 200.000 Jan – 2011
Dây chuyền mới 2 200.000 May – 2011
Dây chuyền mới 3 200.000 Oct – 2011
Dây chuyền mới 4 200.000 Jan – 2012
Dây chuyền mới 5 200.000 Oct – 2013

Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group) đã phát hành gần 12 triệu cổ phần riêng lẻ cho ba tổ chức tài chính trong và ngoài nước nhằm huy động vốn cho dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen – Phú Mỹ, thông tin vừa được công bố sáng nay (4-3) tại lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Hoa Sen và các đối tác.


Theo Hoa Sen Group, tổng trị giá của gần 12 triệu cổ phần phát hành lần này là 538 tỉ đồng, trong đó thặng dư vốn cổ phần là 418 tỉ đồng được bán cho ba tổ chức tài chính: Công ty STIC Investments (Hàn Quốc); Công ty cổ phần chứng khoán FPT và Công ty cổ phần Quản lý quỹ Bông Sen (Việt Nam). Trong đó, STIC được xác định là đối tác quan trọng nhất.





Việc phát hành cổ phần dịp này nhằm huy động góp vốn từ các nhà đầu tư cho dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen - Phú Mỹ (đặt tại khu công nghiệp Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Nhà máy đã được Hoa Sen Group khởi công từ tháng 5-2009 với tổng vốn đầu tư tài sản cố định trên 2.300 tỉ đồng gồm một dây chuyền mạ thép dày công nghệ NOF (công suất 450.000 tấn/năm); một dây chuyền mạ màu (180.000 tấn/năm); năm dây chuyền thép cán nguội (1.000 tấn/năm) cùng các dây chuyền phụ trợ. Dự kiến đến tháng 4-2010, những sản phẩm mạ thép dày đầu tiên của nhà máy này sẽ ra lò.



Cũng nhằm có vốn đầu tư cho dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen - Phú Mỹ, Hoa Sen Group đã ký kết hợp đồng tín dụng dài hạn trị giá 450 tỉ đồng với các ngân hàng gồm Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - chi nhánh khu công nghiệp Bình Dương; Vietcombank chi nhánh Vũng Tàu và Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Theo hợp đồng vay vốn này, Hoa Sen Group sẽ được vay trong 72 tháng, trong đó thời gian ân hạn gốc là 15 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên.


Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Hoa Sen cho biết, trong năm tài chính 2008 - 2009, Hoa Sen Group đã đạt doanh thu gần 2.850 tỉ đồng với lợi nhuận sau thuế là 189 tỉ đồng. Trong năm tài chính 2009 - 2010, Hoa Sen đề ra kế hoạch doanh thu gần 5.000 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 520 tỉ đồng.

Thị trường tôn mạ Việt Nam: cuộc chiến giành thị phần của các doanh nghiệp lớn
Tôn mạ là một trong các phân khúc thuộc dòng thép dẹt, được gia công sản
xuất từ nguyên liệu chính là thép lá cuộn cán nguội. Phân khúc tôn mạ chỉ
chiếm khoảng 8% tổng tiêu thụ thép cả nước nói chung và 14,5% tổng tiêu thụ
thép dẹt nói riêng. Nhìn chung các sản phẩm tôn mạ khá đa dạng về chất liệu
mạ, màu sắc, kích thước, và độ dày ứng dụng chủ yếu cho xây dựng dân dụng
và công nghiệp.






Tiêu thụ tôn mạ của Việt Nam trong năm 2009 ước đạt khoảng 850.000 tấn,
tăng 15,5% so với năm trước. Tốc độ tăng trưởng của thị trường này dự kiến
ổn định ở mức 10-12% mỗi năm, tương đương với mức tăng trưởng bình quân
của toàn ngành thép. Đặc biệt khi người tiêu dùng ngày càng hướng đến lợi ích
và thẩm mỹ của việc sử dụng tôn mạ thì các sản phẩm cao cấp như tôn lạnh
(tôn mạ hợp kim nhôm kẽm) và tôn mạ màu sẽ có những bước tăng trưởng
đáng kể hơn so với các sản phẩm tôn kẽm thông thường.


Không cạnh tranh quá gay gắt như phân khúc thép xây dựng nhưng thị trường
tôn mạ cũng là một cuộc chiến giành thị phần quyết liệt giữa các doanh nghiệp
lớn. Đang dẫn đầu phân khúc tôn mạ cả nước hiện nay là HSG với 26% thị
phần, kế đến là Sun Steel (14,7%) và Tôn Phương Nam (12,4%). Một số doanh
nghiệp liên doanh và nước ngoài khác cũng chiếm thị phần chi phối trong thị
trường tôn mạ nội địa như Perstima VN (Malaysia - 9,3%), Blue Scope Steel
(Australia - 8,1%) và LD Posvina (LD Việt Nam & Posco Hàn Quốc - 6,2%).
Tập Đoàn Hoa Sen – doanh nghiệp dẫn đầu thị trường tôn mạ cả nước
Với chỉ gần 10 năm thâm niên Hoa Sen đã nhanh chóng phát triển thành một
công ty tập đoàn tư nhân lớn mạnh trong ngành thép. HSG hiện là doanh
nghiệp dẫn đầu thị trường tôn mạ cả nước với 26% thị phần trong 11 tháng đầu
năm 2009.
Tôn mạ là sản phẩm chủ chốt chiếm 70-80% trong cơ cấu doanh thu và lợi
nhuận gộp của công ty. HSG cung cấp các sản phẩm tôn mạ đa dạng gồm 4
nhóm chính là tôn kẽm, tôn kẽm màu, tôn lạnh (mạ hợp kim nhôm kẽm) và tôn
lạnh màu đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó,
công ty còn kinh doanh các sản phẩm VLXD khác như ống thép, xà gồ, plafond,
ống nhựa….





Dây chuyền sản xuất tương đối khép kín giúp HSG nâng cao tỷ suất lợi

nhuận biên và khả năng cạnh tranh
HSG sở hữu dây chuyền sản xuất gần như khép kín từ khâu cán nguội cho đến
ra thành phẩm cuối cùng. Cuộn cán nóng là nguyên liệu đầu vào của cuộn cán
nguội để tiếp tục gia công sản xuất ra các sản phẩm tôn mạ. Là một trong số ít
các doanh nghiệp sở hữu dây chuyền cán nguội với công suất 180.000
tấn/năm, HSG nhập khẩu chủ yếu cuộn cán nóng với chi phí mua hàng và chi
phí thuế thấp hơn. Thuế nhập khẩu dành cho cuộn cán nóng hiện nay là 0%
trong khi thuế nhập khẩu áp dụng cho cuộn cán nguội là 8% nếu nhập từ các
nước Asean và 12% nếu nhập từ các nước khác. Với lợi thế chi phí đầu vào
thấp, HSG có khả năng đạt tỷ suất lợi nhuận biên tốt hơn và cạnh tranh cao
hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành

Hệ thống chi nhánh bán lẻ phát triển nhanh và mạnh là thế mạnh cạnh
tranh
HSG sở hữu 82 chi nhánh bán lẻ trên khắp cả nước chuyên phân phối các sản
phẩm mang thương hiệu Hoa Sen. Hệ thống chi nhánh được đầu tư theo chiều
sâu, độ bao phủ rộng và mang tính hiệu quả cao giúp công ty có được doanh
thu và tỷ suất lợi nhuận tốt, đồng thời góp phần giúp các sản phẩm mới của
Hoa Sen có được hệ thống phân phối tốt và dễ tiếp cận đến người tiêu dùng.
Trong năm 2010, công ty sẽ phát triển thêm khoảng 20-23 chi nhánh nữa với
tổng giá trị đầu tư khoảng 190 tỷ đồng




Niên độ tài chính 2008-2009: sự hồi phục ngành và chi phí nguyên liệu
thấp đem lại kết quả kinh doanh vượt mong đợi
Niên độ kế toán của HSG từ ngày 1/10 đến ngày 30/09, bắt đầu áp dụng từ
năm 2008-2009.
Kết thúc năm tài chính 2008-2009, HSG đạt 2.831,4 tỷ doanh thu thuần, tương
đương thực hiện được 105,5% kế hoạch doanh thu. Trong đó, phân khúc tôn
mạ vẫn là dòng sản phẩm chính đóng góp chủ yếu đến 84,1% tổng doanh thu
công ty. Tiếp theo đó là các mặt hàng như ống thép (6,9%), xà gồ (3,2%), ống
nhựa (1,8%) và các sản phẩm khác gồm plafond và thép phế.
Tỷ suất lợi nhuận gộp biên của HSG trong Q3 và Q4 tăng đáng kể, tương ứng
đạt 24,2% và 34,8% so với mức 18,3% trong Q2 và -3% của Q1, chủ yếu nhờ
vào sự thuận lợi hơn của thị trường thép trong khi HSG nắm bắt được cơ hội
nhập nguyên liệu tại thời điểm giá thấp đủ dùng cho sản xuất trong hơn nửa
cuối năm. Nhờ đó, HSG kết thúc niên độ tài chính 2008-2009 với tỷ suất lợi
nhuận gộp biên là 19,6%, tương đương với VND 555,3 tỷ đồng lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận sau thuế đạt 189,5 tỷ, vượt 163,1% kế hoạch với tỷ suất lợi nhuận
thuần biên tương ứng là 6,7%.






Q1 năm tài chính 2009-2010: kết quả kinh doanh khả quan khi sản lượng
tiêu thụ và giá bán tiếp tục được cải thiện
HSG vừa công bố nhanh kết quả kinh doanh ước thực hiện được trong Q1 năm
tài chính 2009-2010 khả quan với 1.043 tỷ doanh thu và 154 tỷ lợi nhuận ròng.
Sự hồi phục của thị trường thép trong nước với giá bán tăng trở lại hơn 12%
trong hai tháng cuối năm 2009 và tiêu thụ tiếp tục duy trì ở mức cao là điều
kiện thuận lợi cho HSG. Tổng sản lượng sản phẩm HSG tiêu thụ trong Q1 đạt
hơn 63.800 tấn, tăng 19,4% so với quý trước - Q4 năm tài chính 2008-2009 -
cùng với sự hồi phục giá giúp cho doanh thu công ty trong quý này tăng đến
24,8% so với quý trước.
Nguồn nguyên liệu đã hợp đồng mua có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất
đến tháng 04/2010 ở mức chi phí bình quân khá tốt giúp HSG duy trì được tỷ
suất lợi nhuận gộp biên cao khoảng 30% và lợi nhuận thuần biên đạt 14,8%
trong Q1.
Với kết quả trên, HSG đã hoàn thành được 21% kế hoạch doanh thu và 29,6%
kế hoạch lợi nhuận của năm tài chính 2009-2010.
Triển vọng 2010 – Doanh thu tăng mạnh ghi nhận sự đóng góp của dòng
sản phẩm tôn mạ từ nhà máy mới tôn Hoa Sen Phú Mỹ và mặt hàng ống
thép.
Tổng sản lượng tiêu thụ trong năm 2010 ước tính tăng mạnh 60,6% so với năm
trước đạt hơn 267.400 tấn, đóng góp chủ yếu từ các sản phẩm tôn mạ và ống
thép. Trong năm 2009, năng lực sản xuất tôn mạ của HSG còn hạn chế, tuy
nhiên một số dây chuyền mạ của nhà máy mới tôn Hoa Sen Phú Mỹ đi vào
hoạt động từ tháng 04/2010 sẽ giúp HSG đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn hơn và
đa dạng hơn của thị trường.
Nhà máy tôn Hoa Sen Phú Mỹ - phát triển dòng sản phẩm tôn mạ và thép
cuộn cán nguội. Theo kế hoạch của HSG, nhà máy tôn Hoa Sen Phú Mỹ sẽ
được thực hiện trong giai đoạn 2009-2013 với tổng chi phí đầu tư là 2.321 tỷ
đồng. Sản phẩm chính của nhà máy gồm mặt hàng tôn mạ các loại sẽ được
cung cấp từ tháng 04/2010 và dây chuyền sản xuất thép cuộn cán nguội sẽ
được đưa vào hoạt động từ tháng 01/2011.
Thị trường tôn mạ trong nước hiện khá ổn định với tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm là 10-12% và cao hơn cho các sản phẩm tôn mạ có chất lượng
và thẩm mỹ cao. Với thương hiệu và vị trí dẫn đầu ngành tôn mạ sẵn có cùng
với lợi thế về hệ thống phân phối, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản
phẩm tôn mạ của nhà máy mới là không khó đối với HSG. Bên cạnh việc nâng
công suất các sản phẩm tôn mạ chủ chốt hiện có, nhà máy mới còn cung cấp
thêm 2 dòng sản phẩm tôn mới là tôn tấm kẽm dày và tôn tấm lá quy cách là
các sản phẩm có kỳ vọng tăng trưởng khả quan hàng năm từ 15-20%, cao hơn
dòng sản phẩm tôn mạ thông thường và tỷ suất lợi nhuận gộp cao trên 20%,

hứa hẹn sẽ có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận
hàng năm của HSG.

Đối với sản phẩm thép cuộn cán nguội, HSG có kế hoạch đưa vào khai thác 5
dây chuyền sản xuất có tổng công suất là 1 triệu tấn/năm (công suất mỗi dây
chuyền là 200.000 tấn/năm) theo tiến độ từng năm bắt đầu từ đầu năm 2011
đến 2013 như sau:
Thép cuộn cán nguội Công suất (tấn/năm) Hoạt động
Dây chuyền hiện tại 180.000
Dây chuyền mới 1 200.000 Jan – 2011
Dây chuyền mới 2 200.000 May – 2011
Dây chuyền mới 3 200.000 Oct – 2011
Dây chuyền mới 4 200.000 Jan – 2012
Dây chuyền mới 5 200.000 Oct – 2013

Trước mắt, HSG đầu tư nâng công suất sản xuất thép cán nguội nhằm phục
vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội bộ cho các sản phẩm tôn mạ và ống thép của
công ty. Sau đó, HSG sẽ tiêu thụ trực tiếp lượng thép cuộn cán nguội ra thị
trường nội địa cũng như nhắm đến xuất khẩu. Tuy nhiên, đây là các dây
chuyền rời nên Hoa Sen sẽ tùy thuộc vào điều kiện thị trường để linh hoạt
xem xét và đưa từng dây chuyền vào khai thác nhằm đem lại hiệu quả cao
nhất cho công ty.

Sức tiêu thụ thép lá cuộn cán nguội của thị trường trong nước hiện vào
khoảng hơn 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên đến hết năm 2010 dự kiến nguồn cung
trong nước đã khá dồi dào với sự có mặt của các tên tuổi như Hoa Sen
(180.000 tấn/năm), Posco (1,2 triệu tấn/năm), thép tấm lá Phú Mỹ (400.000
tấn/năm), thép tấm lá Thống Nhất (300.000 tấn/năm)… Với sự cạnh tranh
ngày càng quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành thì trên quan điểm
thận trọng, chúng tôi giả định chỉ đưa 2 dây chuyền cán nguội mới vào khai
thác thay vì 5 dây chuyền như kế hoạch của công ty. Với sự hoạt động của 2
dây chuyền cán nguội mới, HSG đã có thể có dư từ 150.000 – 180.000 tấn
thép cuộn cán nguội cho hoạt động thương mại hàng năm sau khi loại trừ tiêu
thụ nội bộ. Với giả định này, chi phí cho dự án nhà máy tôn Hoa Sen Phú Mỹ
giảm xuống còn khoảng 1.670 tỷ đồng và dự kiến hoàn tất trong năm 2011Bên cạnh các giả định chính về tăng trưởng sản lượng như trên, chúng tôi cũng lạc quan về xu hướng giá thép trong năm 2010. Trên cơ sở đó, chúng tôi ước tính doanh thu của HSG cho niên độ tài chính 2009-2010 đạt gần
4.640 tỷ đồng, tăng mạnh 63,3% so với năm trước. Tuy nhiên, đầu tư vào
dự án nhà máy tôn Hoa Sen Phú Mỹ đòi hỏi nguồn vốn khá lớn, cùng với
vốn lưu động cần phải tăng thêm khi nhà máy mới đi vào hoạt động sẽ làm
tăng nợ vay và chi phí vay của công ty. Mặt bằng lãi vay hiện đã được điều
chỉnh tăng và gói hỗ trợ lãi suất cũng đã kết thúc là một điều bất lợi cho
HSG. Bên cạnh chi phí lãi vay tăng, chi phí chênh lệch tỷ giá cũng góp phần
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau cùng của công ty. Trên quan điểm
thận trọng, chúng tôi dự kiến lợi nhuận sau thuế năm 2009-2010 của HSG
đạt hơn 480 tỷ đồng, tăng 150,7% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, HSG đang có kế hoạch phát hành riêng lẻ thêm 11,96 triệu cổ
phiếu cho cổ đông chiến lược và 1 triệu cổ phiếu cho CBCNV, nâng vốn
điều lệ công ty từ 570,4 tỷ lên 700 tỷ. Mức giá phát hành dự kiến là 5x, mục
đích chính để huy động vốn cho dự án nhà máy mới tôn Hoa Sen Phú Mỹ.
Sau khi phát hành thêm, công ty sẽ tiến hành chia cổ phiếu thưởng để tiếp
tục tăng vốn điều lệ lên 1.008 tỷ trong năm 2010.