22 May 2010

Tiếng Việt phong phú minh chứng qua ẩm thực

Dù có phần lố bịch, có phần thô, nhưng khó có thể phủ nhận rằng câu chuyện ấy rất Việt Nam. Tiếng Anh không có nhiều sự so sánh "tươi" như thế đâu. "Chán vợ" là cảm giác phổ biến khắp phương Tây, nhưng tiếng Anh không có sự so sánh "tươi" nào dành cho nó. (

bài của Joe người Canada

Có nhiều người hỏi tôi "Tiếng Việt khác với tiếng Anh như thế nào?". Rất đơn giản. Ở đây, một người bình thường có thể kể chuyện đầy tình yêu, bạo lực, hữu nghị, bệnh tật - mà chỉ dùng so sánh liên quan ẩm thực…

Tôi chưa biết văn hóa nào mà ẩm thực ăn sâu vào lối sống, văn học và ngôn ngữ sử dụng hàng ngày như văn hóa Việt Nam.

"Vũ khí" chính của Hồ Xuân Hương là gì? Là quả mít, bánh trôi nước, miếng trầu cau. Có cẩm nang du lịch Việt Nam nào không nhắc ngay đến ẩm thực? (Không có.) Một người không thể nghĩ đến Nam Cao mà không nghĩ đến truyện Chí Phèo; một người không thể nghĩ đến truyện Chí Phèo mà không nghĩ đến bát cháo hành.

Nhưng điều tôi thấy thú vị nhất là ngôn ngữ sử dụng hàng ngày của dân thường Việt Nam đầy "mùi thơm" không kém. Có nhiều người hỏi tôi "Tiếng Việt khác với tiếng Anh như thế nào?" Rất đơn giản. Ở đây, một người bình thường có thể kể chuyện đầy tình yêu, bạo lực, hữu nghị, bệnh tật - mà chỉ dùng so sánh liên quan ẩm thực.

Để minh họa, tôi đã sáng tác truyện ngắn dựa trên những gì tôi nghe trộm tại các quán bia hơi ở Hà Nội và Sài Gòn.

Bắt đầu từ hai năm sau khi cưới, tôi thấy chán cơm, quyết định đi ăn phở. Nhưng một người như tôi khó tìm được phở ngon, đành phải ăn bánh trả tiền vậy. Không ngờ, lúc đó vợ tôi cũng chán, quyết định đi ăn nem. Có một hôm tôi về nhà, mở cửa phòng, thấy một người lạ, đồ mít đặc, tóc muối tiêu, trên giường ăn cơm của tôi.

"Mày có muốn ăn cháo không?!", tôi nói.

"Không đâu" người đó cười, mặt lạnh như đá. "Tao ăn cơm của mày là được rồi. Mày tưởng tao sẽ ăn thêm cháo hả? Mày sẽ ăn củ đậu bay trước, ngon lắm!".

Tôi bắt đầu khóc.

"Yên tâm bạn ơi", người đó nói với giọng tự dưng nhẹ nhàng, tình cảm. Người đó dẫn tôi vào phòng bếp, ngồi cạnh tôi ở bàn ăn.

"Anh vẫn là người ăn ốc mà, tôi chỉ đổ vỏ cho sạch. Mà anh vừa đi ăn bánh trả tiền về phải không? Mất vệ sinh quá, để tôi giới thiệu cho anh mấy chỗ toàn rau sạch, dinh dưỡng hơn. Không là chôm chôm dính đấy!

"Được đấy", tôi phấn khởi lên, thanh kiu Vina-miu! Nhưng anh đừng nói với vợ tôi nhé, vợ tôi suốt ngày buôn dưa lê, cái gì vợ biết thì cả làng biết ngay. Mà các bác có chấp nhận chuyện đó đâu? Tôi chơi mấy con gà đầu ngõ chắc chẳng sao, nhưng bắt quả tang lúc ăn rau sạch là chết ngay!

Thì anh dọa kể chuyện vợ anh ăn nem cùng tôi chứ! Vợ buôn dưa lê thì anh cứ buôn dưa hấu thôi!





Thường viết xong một câu chuyện như thế nhà văn sẽ cảm thấy buồn. Tôi chỉ cảm thấy…đói!

Dù có phần lố bịch, có phần thô, nhưng khó có thể phủ nhận rằng câu chuyện ấy rất Việt Nam. Tiếng Anh không có nhiều sự so sánh "tươi" như thế đâu. "Chán vợ" là cảm giác phổ biến khắp phương Tây, nhưng tiếng Anh không có sự so sánh "tươi" nào dành cho nó. (Mà chắc khắp thế giới chỉ có mỗi Việt Nam gọi virút HIV là chôm chôm!) Tiếng Anh bây giờ đang hơi "khô", rất cần các nhà văn trẻ cho nước vào.

Tôi đã dịch câu chuyện trên sang tiếng Anh rồi (dịch sát nghĩa cho vui). Phiên bản tiếng Anh thành một câu chuyện khá nhẹ nhàng (có lẽ hơi khó hiểu và trừu tượng) nói về sở thích ăn uống của hai vợ chồng cùng một người thứ ba. Nếu bạn có bạn là người nước ngoài hãy gửi cho họ đọc, xem họ có đoán được nghĩa bóng hay không. Tôi nghĩ đó là cách rất vui để kết thúc một buổi chiều thứ 6!




Tale of The Watermelon Seller.

A few years after getting married I started to feel bored of rice. I felt hungry for pho noodle soup. But I found good pho noodle soup hard to find so I turned to buying baguettes on the street. Little did I know my wife was also growing bored and developing a taste for springrolls. One day I returned home to find a stranger in my house, a man with pepper hair and a jackfruit look.

"Would you like a bowl of rice congee?", I asked.

"No thanks", he answered with a face like ice. "Your rice is fine. If you insist I have congee I will insist you try my flying yam beans, they're delicious."

I started to cry.

"Hey don't worry", the man said, suddenly friendly. We walked out to the kitchen together.

"You still have first choice on the snails; I'm just gathering the shells to keep the place clean. Now wait, you've just been out to grab a baguette haven't you? That's no good, terribly unhygienic. Let me take you to a place with properly sanitized vegetables, much more nutritious, no risk of rambutans."

"Sure thing" I said, feeling much better. "Thank Vinamilk!"

"Don't tell my wife though (I had to add) she's always rushing out to sell pear-melons. She sells to the whole village you know! I can have some chicken at the end of the alley, that's fine, but sanitized vegetables are another story. If she knows there'll be problems."

Tell your wife you will tell the neighborhood about her eating springrolls with me, the man said, problem solved.

"If she sells pear melons, you go out and you sell watermelons."


================


BONUS



Joe - Dâu Tây nổi lên ngay từ những bài blog đầu tiên, vào giữa năm 2006, và là nhân vật “Tây” duy nhất có mặt trong bất kỳ cái top blog viết bằng tiếng Việt nào.

Để lý giải cho sự thành công của Joe, không quá phức tạp đâu. Anh là người nước ngoài, nên hẳn nhiên những gì anh trải nghiệm tại Việt Nam sẽ khác hẳn những điều thân thuộc ở Canada. Tôi từng học Honors Literature ở Mỹ nên hiểu tính hiếu kỳ của người bản địa về quan điểm xã hội từ “người nước ngoài” – ví như mình phân tích thơ Shakespeare hay Joe phân tích Truyện Kiều vậy, đôi khi không có background văn hóa lại tạo ra nơi ta những góc nhìn “mới” hơn.

Bản thân mình thấy Joe thú vị ngay từ cái tên. Ở phương Tây, bạn có thể dùng “Joe Doe” để ám chỉ một người “quá bình thường”, bởi Joe là một cái tên thường gặp nhất! Đấy, bạn hãy hình dung, nếu Joe ở Canada và viết về cuộc sống của mình tại quê nhà, chưa chắc anh đã được chú ý nhiều vậy. Ở Việt Nam, Joe lạ, Joe khác, Joe không đụng hàng, và thế là anh Joe mặc nhiên lên ngôi!

Những điều tớ nói phía trên, chỉ để giải thích cho một phần lý do vì sao thiên hạ đổ xô vào nhà Joe – sự tò mò. Một đồn mười, mười đồn trăm, và chẳng mấy chốc anh đã có một lượng độc giả Việt Nam cao vút. Tuy nhiên, Joe không chỉ dựa vào thế mạnh nhất thời ấy, vì bao giờ cái khó hơn vẫn là giữ chân được người xem. Tưởng tượng đi, nếu xung quanh bạn toàn nhà lá, thấy có cái nhà gạch kế bên, ai lại chẳng tò mò? Nhưng khi đặt chân vào, thấy bên trong rỗng tuếch, bạn có còn hứng thú với nó nữa không?

Joe tìm được niềm vui khi tìm hiểu văn hóa người Việt, bạn có thể nhìn thấy rõ điều đó qua từng câu từ trau chuốt nhưng vẫn rất ‘thật thà’ của anh. Anh sẵn sàng chịu khó tra từ điển hàng giờ để được một entry vừa ý, để khi người bản xứ đọc vào phải mỉm cười vì trí thông minh và cái duyên của anh. Là một người rất thích tìm hiểu những nền văn hóa khác, mình luôn trân trọng những chia sẻ Joe đã dành cho cộng đồng người Việt. Xuất bản sách, làm MC cho VTV, Joe now Somebody is here to stay.